Day: June 7, 2015

Danh sách các điện thoại gây có thể gây ung thư não

cellPhoneRadiation_v2

Ai cũng biết sóng điện thoại có tác động xấu đến cơ thể con người. Nhưng ít ai biết loại điện thoại nào có thể gây hạ cho mình. Điện thoại di động luôn phát ra một sóng bức xạ điện từ có thể gây nguy hiểm, do các mô và tế bào của chúng ta hấp thụ, và có thể dẫn đến các chứng bệnh nghiêm trọng.

Theo một nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà khoa học từ Viện Khoa học Weizmann ở Israel, và được công bố trên Tạp chí Sinh hóa cho biết, việc sử dụng điện thoại với thời lượng ít nhất là 10 phút/lần có thể gây ra những thay đổi trong các tế bào não, liên quan đến sự phân chia tế bào và ung thư.

Tiến sĩ John Bucher, Phó Giám đốc của Viện Y tế quốc gia, chương trình quốc gia nghiên cứu về độc tố quốc gia (National Institutes of Health, National toxicology program), khẳng định rằng ‘Với mức độ như bây giờ, chỉ cần 10-12 năm tiếp xúc và việc sử dụng điện thoại di động ngày càng một tăng, rõ ràng con người đang chịu một mối đe dọa vể việc gia tăng ung thư não. Đang lo là trẻ em có một cấu hình của hộp sọ, cho phép bức xạ dễ dàng thâm nhập sâu hơn, với một nguy cơ tiềm ẩn lớn hơn.

Nếu bạn quan tâm về chuyện bức xạ điện thoại di động, đây là danh sách 5 loại điện thoại để tránh, đã được tìm thấy như một nguy cơ (SAR là chỉ số bức xạ, tác động lên trọng lượng 1kg của cơ thể. Mức 1.6 / 1kg là mức báo động. Từ đó bạn cứ nhân lên theo cân nặng của mình)

  • Huawei Vitria với SAR: 1.49
  • Acatel Onetouch Evolve với SAR; 1.49
  • Motorola Moto E với SAR: 1.50
  • Motorola Droid Ultra  với SAR 1.54
  • Motorola Droid Maxx với SAR: 1.54

Ở Mỹ, sắp tới điện thoại di động được bán ra có thể sẽ phải dán nhãn nguy hại với sức khỏe con người, không khác gì thuốc lá.

Bất luận đó là Apple hay Huawei, điện thoại di động buôn bán ở nước Mỹ sẽ bị xét mức độ an toàn với con người qua chỉ số SAR (Specific apsorption rate), tức chỉ số tỷ lệ năng lượng mà cơ thể hấp thụ khi tiếp xúc với các trường điện từ của sóng vô tuyến. Nó được tính bằng lượng năng lượng hấp thu trên một đơn vị khối lượng và thường là W/kg (Watt trên 1 kg). Mức độ bức xạ này khi cơ thể hấp thu nhiều lần có thể gây nhiều loại ung thư.

Chỉ số đi lường này do FCC của Mỹ quy định, yêu cầu các điện thoại phải có mức SAR thấp hơn hoặc tối đa là 1.6 W/ kg.​ Chuẩn đo bức xạ của Mỹ thực hiện bằng cách đo trên 1 gr mô mẫu. Là chỉ số an toàn cao nhất, trong khi Châu Âu thì đo trên 10 gr mô mẫu.

FCC (Federal Communication Commission) là tên viết tắt của Ủy ban Truyền thông Liên bang là cơ quan đảm nhiệm việc quản về viễn thông, công nghệ thông tin, tần số vô tuyến điện… ở Mỹ. Cơ quan này độc lập với chính phủ.
Tầng Áp Mái
————————————-

(tổng hợp từ Cnet, LT…)

Chuyện về kinh đô Tình dục ở Đông Quản

Bút ký:
Chuyện về kinh đô Tình dục ở Đông Quản

Theo lời cô gái hành nghề, để thu hút khách, mại dâm ở Đông Quản khác với mại dâm ở nhiều nước khác. Với 300 tệ, khách cứ việc “làm” cho đến khi nào không nổi nữa thì thôi chứ không bị khống chế bởi số lần hành lạc – miễn là đừng kéo dài quá 3 tiếng.

a

  1. Sáu giờ chiều thứ sáu một ngày cuối tháng 3/2015, từ thành phố Quảng Châu, tôi lên tàu tốc hành đi thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Bạn đồng hành và cũng là người phiên dịch cho tôi lần này là Trần, giám đốc một công ty xuất khẩu nông sản có trụ sở tại quận 11, Saigon.

Tàu chạy nhanh, tốc độ trung bình từ 150 đến 155km/h nên chỉ sau 25 phút, chúng tôi đã đến ga Đông Quản. Là một trong những thành phố công nghiệp quan trọng của tỉnh Quảng Đông, Đông Quản phía bắc giáp Quảng Châu, đông giáp Huệ Châu, nam giáp Thẩm Quyến còn phía tây là con sông Châu (Châu Giang).

Theo số liệu thống kê của nhà nước Trung Quốc, tính đến cuối năm 2014 dân số Đông Quản gần 9 triệu người. Liu – cư dân Quảng Châu đồng thời cũng là bạn hàng thân thiết của Trần – tình nguyện làm hướng dẫn viên cho chúng tôi trong chuyến đi này cho biết: “Dù vậy, người Đông Quản chính hiệu chỉ chừng 2 triệu, còn 7 triệu là dân nhập cư”.

Ra khỏi nhà ga, chúng tôi thuê một chiếc taxi vào trung tâm thành phố. Có thể thấy trụ sở của nhiều tập đoàn nước ngoài nổi tiếng như DuPont, Samsung Electronics, Nokia, Coca Cola, Sony, Nestlé, Maersk… đặt tại những cao ốc nhìn lên muốn… mỏi cổ! Trên đường, rất ít xe gắn máy mà chỉ toàn xe bus và xe hơi các loại.

Thế nhưng vẫn còn có một Đông Quản khác, được mệnh danh là “kinh đô tình dục” của Trung Quốc. Liu nói: “Từ cuối năm 2013 trở về trước, mại dâm ở Đông Quản hoạt động công khai, bao gồm các nhà chứa, dịch vụ massage, câu lạc bộ đêm (night club), nhà tắm hơi, quán bar, karaoke và một chuỗi khoảng 120 khách sạn. Mỗi năm nó đóng góp 40 tỉ nhân dân tệ, chiếm 10% tổng thu nhập nội địa của thành phố. Tùy theo mùa vụ, đội quân mại dâm dao động từ 250.000 đến 300.000 người, còn số người có liên quan đến “dịch vụ” này ước khoảng nửa triệu nữa – nghĩa là cứ 11 hoặc 15 người dân Đông Quản có 1 gái mại dâm hoặc liên quan đến hoạt động mại dâm (!)”.

Tôi hỏi hiện nay thì sao? Liu cười: “Mới đầu năm ngoái, ngày 9/2/2014, chính quyền Đông Quản triển khai 6.500 cảnh sát, truy quét gần 2.000 tụ điểm giải trí và bắt giữ 2.252 người. 8 cảnh sát bị đình chỉ công tác nhưng đó chỉ là những con tép riu bởi lẽ theo những nguồn thông tin riêng có được, một số quan chức có phần hùn trong các dịch vụ này đã được mật báo từ trước. Họ được đề nghị tạm đóng cửa các tụ điểm mà họ có dính líu để tránh bị nhòm ngó. Sau đợt trấn áp ấy, mọi chuyện lại y như cũ, chỉ có điều là nó kín đáo hơn mà thôi…”.

Chạy chừng nửa tiếng, xe dừng lại trước khách sạn Yin Fong – là nơi mà Liu đã đặt phòng cho chúng tôi. Theo lời Liu, có hàng trăm gái mại dâm hoạt động tại khách sạn này, núp bóng nhân viên massage và karaoke: “Anh cứ đặt vấn đề tự nhiên vì đây là chuyện bình thường. Giá thấp nhất là 300 tệ (tương đương 1.050.000 đồng). Trung bình 500 tệ, cao cấp 800 tệ còn siêu cao cấp là 1.000 tệ (tương đương 3,5 triệu đồng)”.

Tôi hỏi: “Có mại dâm đứng đường không?”. Liu đáp: “Đứng đường thì chỉ ở ngoại ô nhưng nhiều cô chọn cách hoạt động trong các nhà kho bỏ hoang, các khu tập thể, các tiệm hớt tóc gội đầu để khỏi phải nộp phần trăm cho “tài phán”. Nếu anh thích, tối tôi đưa anh đi. Thường thì họ là loại “hàng dạt”, thải ra từ những tụ điểm khác. Giá của loại gái này cũng rất “bèo” – chỉ 100 tệ cho một lần đi khách. Thậm chí về khuya, ế hàng, 50 tệ họ cũng Ok luôn”.

Y như Liu nói, sau khi gửi hộ chiếu cho tiếp tân để cô đưa vào máy quét nhằm lưu lại thông tin khách thuê phòng, một nhân viên khách sạn lúc mang vác hành lý của chúng tôi vào thang máy đã nở nụ cười rất… đểu: “Nếu quý khách muốn vui vẻ thì xin mời lên tầng 6. Ở đó phục vụ cả ngày lẫn đêm. Cam đoan quý khách dù có khó tính đến mấy cũng phải hài lòng!”.

  1. Bảy giờ tối, chúng tôi xuống sảnh chính của khách sạn. Liu nói: “Trước tiên, tôi đưa anh đến một tiệm massage ở đường Hongyuan. Tôi quen tay quản lý ở đó. Nếu thích thì anh cứ việc, còn không ta đi chỗ khác”.

Chiếc taxi vòng vèo qua những con phố rực rỡ đèn màu rồi dừng lại trước tiệm massage mà theo lời dịch của Trần thì nó là “Chin Feng tẩm quách tài dách tiêm – Chin Feng, tiệm đấm bóp số 1”. Chuẩn bị mở cửa xe, Trần nói nhỏ với tôi: “Anh muốn chụp hình thì chụp nhanh đi nhưng đừng xài đèn flash”.

Theo chân Liu, tôi và Trần bước qua cánh cửa kính trong suốt. Xì xà xì xồ với cô tiếp tân vài câu, Liu bảo chúng tôi ngồi đợi. Giây lát, một thiếu nữ chừng 20 tuổi, váy đỏ, áo sơ mi trắng, khuôn mặt, dáng người rất thanh tú bưng lên mấy ly trà nóng bốc khói.

Tôi hỏi Liu cô này có “đi” không? Lại xì xà xì xồ với tiếp tân, Liu gật: “Được, nhưng 500 tệ vì nó ở Hàng Châu” – là nơi nổi tiếng có nhiều người đẹp nhất Trung Quốc. Tôi nghĩ 500 tệ (chừng 1.750.000 đồng) để khai thác thông tin thì giá ấy không phải là quá đắt. Tuy nhiên, vốn tiếng Hoa của tôi chỉ vỏn vẹn hai chữ “ní hào” thì khai thác cái gì đây? Chẳng lẽ lại kêu Trần vào chung phòng mặc dù theo lời Liu, ở Đông Quản 2 khách “đi” chung 1 “gái” là chuyện bình thường, miễn cứ trả đủ 1.000 tệ!

May sao, sau một lúc trò chuyện với cô gái, Trần quay sang tôi: “Tên cô ta là Xiao Juan, cô ta biết tiếng Anh nhưng không nhiều. Em đã bảo với cô ta rằng anh không nói được tiếng Hoa. Anh “đi” với cô ấy đi. Còn em và thằng Liu lên phòng karaoke uống rượu. Chừng nào xong, anh kêu cô ta dẫn xuống chỗ em. Nếu có gì bất trắc thì anh cứ điện thoại”.

Giây lát, quản lý xuất hiện, hồ hởi bắt tay cả ba chúng tôi. Chỉ vào Xiao rồi chỉ sang tôi, Liu nói một tràng dài. Tay quản lý đâu chừng 30 tuổi, đầu hớt trọc, mặt mày rất hầm hố nhìn tôi rồi quay về phía Xiao, lẩm bẩm câu gì đó. Trần dịch: “Cậu ta dặn cô gái rằng anh là khách quý, phải phục vụ chu đáo. Nếu để anh than phiền thì đừng trách!”

Ôi trời, khách quý gì cái thằng tôi! Để đặt chân lên đất Trung Quốc, tôi bay ra Hải Phòng bằng hàng không giá rẻ rồi đi xe khách lên Móng Cái. Tại đó, một người bạn của tôi đã giúp tôi làm “visa biên giới” với chi phí chỉ hơn một nửa so với xin visa theo cách thông thường. Có điều là tờ visa này chỉ có giá trị trong 15 ngày, và tôi chỉ được phép đi trong phạm vi tỉnh Quảng Đông chứ chẳng thể nào đến Bắc Kinh hay Thượng Hải.

Nhận được “visa biên giới”, tôi làm thủ tục xuất cảnh sang thành phố Đông Hưng rồi 6 giờ chiều, tôi mua vé lên xe giường nằm, nằm như con cá mòi đóng hộp suốt 700 km từ Đông Hưng đến Quảng Châu – nơi Trần đã bay sang từ một ngày trước.

Đã vậy, chạy suốt 700km nhưng xe không hề dừng lại cho khách ăn uống – hay chính xác hơn xe chỉ dừng 3 tiếng để tài xế nghỉ ngơi theo quy định của ngành giao thông Trung Quốc nhưng điểm dừng là một trạm kiểm soát, tuyệt nhiên chẳng có một hàng quán nào (mà cậu bạn của tôi lại không cho tôi biết trước chuyện này). May thay, một phụ nữ người Việt đi buôn hàng chuyến đã thương tình cho tôi gói bánh quy và chai nước suối.

Đặt chân đến Quảng Châu, trừ chi phí làm giấy thông hành, mua vé xe, trong túi tôi chỉ vỏn vẹn 1.474 nhân dân tệ cùng 200 USD là “của phòng thân” chứ tiền rừng bạc bể đâu ra mà quý với báu! Còn sở dĩ tay quản lý gọi tôi là “khách quý” bởi lẽ anh ruột cậu ta là chủ một tiệm ăn, mà Liu là người cung cấp thực phẩm nông sản và gia vị cho tiệm ăn này.

  1. Đang miên man suy nghĩ, tôi giật mình khi Xiao đặt tay lên vai tôi: “Follow me – đi theo em”. Cứ tưởng massage thì phải có loại phòng dành riêng cho việc này nhưng hóa ra, phòng massage lại y như… phòng ngủ khách sạn với một chiếc giường đôi trải drap trắng, một tủ lạnh trong có vài chai nước cùng một chiếc bàn nhỏ. Khẽ ngồi xuống giường, Xiao nhìn tôi: “Can I smoke – Em hút thuốc nhé”.

Tôi gật đầu trong lúc Xiao mồi thuốc và hỏi tôi có muốn tắm không. Phải thú thật rằng trò chuyện với “mỹ nhân Hàng Châu” này rất vất vả vì tôi vừa nói bằng miệng, lại vừa phải minh họa bằng tay vì cái vốn tiếng Anh của cô có lẽ chỉ đủ phục vụ cho việc “đi khách”.

Theo lời cô, để thu hút khách, mại dâm ở Đông Quản khác với mại dâm ở nhiều nước khác. Với 300 tệ, khách cứ việc “làm” cho đến khi nào không nổi nữa thì thôi chứ không bị khống chế bởi số lần hành lạc – miễn là đừng kéo dài quá 3 tiếng.

Nếu “đi” với giá 500 tệ, khách sẽ được cô gái tắm rửa kỳ cọ từ đầu đến chân. Lúc “xong”, có một ly trà hồng sâm uống cho lại sức. Với giá cao cấp 800 tệ, ngoài tắm rửa, trà sâm, khách còn được mời một bữa ăn 4 món. Với giá siêu cao cấp 1.000 tệ, khách sẽ được 2 cô “phục vụ”, được ăn 8 món – gọi là “trân châu bát bửu” và có quyền ngủ lại cả đêm – hôm sau còn có bữa điểm tâm mà không phải trả thêm một đồng nào.

Thấy tôi cứ ngồi nói chuyện, Xiao hỏi: “Anh chưa “muốn” à. Hay anh không thích vì em hút thuốc?”. Tôi cười: “Anh còn hút nhiều hơn em nữa nhưng anh thích nói chuyện với em hơn”. Cũng chẳng phải tôi muốn làm mè gì đâu. Nhưng trong trường hợp này, tôi đành phải “chốt” bởi lẽ Xiao còn thua tuổi con trai tôi: “Sở dĩ ngay từ lúc thấy em, anh đã chọn em vì em giống y hệt như đứa em gái anh ở nhà (chỗ này tôi bịa ra). Anh tự hỏi nếu em gái anh cũng ở trong trường hợp như em thì không biết anh có đủ bình tĩnh để ngồi nhìn nó như anh đang nhìn em hay không?”.

Chẳng rõ Xiao có hiểu hết câu tôi nói nhưng ánh mắt cô thoáng vẻ ngạc nhiên lẫn nghi ngờ. Tôi nói tiếp: “Em cứ ngồi với anh 1 tiếng. Anh sẽ trả đủ tiền và không than phiền gì với quản lý”.

Theo lời Xiao, quê cô là một làng nhỏ nghèo nàn ở Hàng Châu. 17 tuổi, cô lấy chồng là tài xế xe tải. Khi đứa con đầu lòng sinh ra được 3 tháng, chồng cô bị bắt vì trong lúc cãi cọ, anh ta đâm chết một khách hàng.

Thấy chồng bị kết án 12 năm tù, Xiao gửi con cho mẹ, theo bạn bè đến Đông Quản: “Thoạt đầu em không nghĩ mình sẽ làm gái nhưng rồi hoàn cảnh đẩy đưa. Bây giờ mỗi tháng em phải gửi 2.000 tệ về nuôi con, đi thăm chồng mất khoảng 1.500 tệ nữa…”.

Xiao rơm rớm nước mắt. Bất chợt tôi nhớ lại câu truyền khẩu dân gian: “Đừng nghe “cave” kể khổ, đừng cho nhà thổ mượn tiền…”. Chẳng biết câu chuyện Xiao vừa nói có thật bao nhiêu phần trăm nhưng dẫu sao, nó cũng đủ cho tôi viết được vài trăm chữ…

(Theo PeroTimes)

Riêng tư trên Internet tại Việt Nam

LTS: Tiết lộ của một chuyên gia về bảo mật thông tin của anh Dương Ngọc Thái, một kỹ sư Việt Nam đang làm việc cho Google. Từ bài viết này, người ta có thể thấy rõ thông tin bảo vật và quyền riêng tư, sự mất an ninh của con người khi sử dụng internet tại Việt Nam hiện nay như thế nào

413651

Trong một bài viết về Bphone gần đây, tôi có nói đến một ý là chúng ta không nên sử dụng các dịch vụ viễn thông và Internet đến từ các doanh nghiệp Việt Nam, để tạo áp lực buộc các doanh nghiệp này phải lên tiếng phản đối và vận động để thay đổi các bộ luật và nghị định cho phép chính quyền thọc mũi vào đời tư của bất kỳ ai mà họ muốn, mà không chịu bất kỳ sự giám sát nào của bất kỳ tổ chức nào cả.

Ở đây, BKAV và Bphone cũng giống như VNG và Zalo. Trước đây đã có VNG lên tiếng về vấn đề này:

[…]ông Vương Quang Khải, Phó Tổng Giám đốc Công ty VNG cũng cho rằng, các dịch vụ trong nước của VNG như Zing Mail, Zing Me… tuân theo rất nhiều chế tài của cơ quan quản lý trong khi các dịch vụ tương tự của nước ngoài như Yahoo Mail, Gmail, Facebook… thì không gặp phải bất cứ chế tài quản lý nào cả. Từ đó dẫn đến việc người dùng sẽ thích và sử dụng các dịch vụ nước ngoài vì không bị quản lý. VNG hi vọng thời gian tới sẽ có quy định để các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng “chơi” theo một luật để giúp CNTT Việt Nam phát triển. “Nếu cơ quan quản lý tiếp tục quản lý doanh nghiệp nội và ngoại như trên môi trường web thì VNG lo ngại chúng ta sẽ lại thua tiếp một lần nữa trên thị trường di động (mobile), giống như với thị trường mạng xã hội, máy tìm kiếm, email… dẫn đến thất thu về thuế và không quản lý được về an ninh”, ông Khải nhấn mạnh.

Lý do “không quản lý được về an ninh” không rõ ràng. Có thể hiểu như tôi đã nói ở đây. Sau khi viết về VNG, lâu lâu có chuyện liên quan tôi cũng hay nghĩ lại là không biết mình có quá vội vàng hay không, nhưng chưa có dịp suy nghĩ thêm. Dẫu sao thì những gì tôi viết cũng chỉ là một cách suy diễn lời của ông Khải, quản lý an ninh không phải lúc nào cũng là xâm phạm đời tư cá nhân của người dân vô tội. Chúng ta cũng cần phải chống tội phạm và việc có thông tin liên lạc của chúng sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều tra và truy nã. Có thể ý ông Khải là như vậy.

Nhưng nếu đã có trát tòa, cán bộ điều tra có thể yêu cầu các công ty, kể cả nước ngoài, cung cấp thông tin. Google tiết lộ trong nửa cuối năm 2014 họ nhận được hơn 30.000 yêu cầu cung cấp thông tin người dùng từ các chính phủ ở khắp nơi trên thế giới. Trong đó Việt Nam gửi 1 yêu cầu cung cấp thông tin về 1 người dùng, nhưng yêu cầu bị từ chối. Luật chơi là như thế, nếu anh có trát tòa và có thể chứng minh rằng người anh cần thông tin là tội phạm, các công ty sẵn sàng cung cấp thông tin (vừa đủ) để hỗ trợ quá trình điều tra. Đây là cách làm văn minh, nhưng ở Việt Nam văn minh chỉ là tên một nhân vật trong Số Đỏ.

Có thể ý ông Khải dẫu sao thì toàn bộ thông tin mà chúng ta đưa vào các dịch vụ của người Việt cũng nằm lại Việt Nam, không bị ông Trung Hoa hoặc ông Mỹ dòm ngó, nên có sự an toàn hơn. Ý kiến này đúng, nếu xét ở góc độ an ninh quốc gia hoặc xét ở góc độ thương mại quốc tế. Chẳng hạn như, mọi thứ khác như nhau, tôi sẽ thấy an tâm hơn một chút (chỉ một chút thôi) khi ông thủ tướng sử dụng Zalo hơn là ông ấy sử dụng WhatsApp. Hoặc như bạn là chủ một doanh nghiệp có buôn bán với Trung Quốc, bạn nên sử dụng Zalo hơn là một phần mềm chat nào đó của Trung Quốc.

Nhưng chữ “quản lý” trong “quản lý an ninh” có vẻ như là nhắm vào nhóm dân đen chúng ta, chứ không phải các nhân vật quan trọng. Đó là cách hiểu ban đầu của tôi. Củ cà rốt của VNG là, “chính quyền nên ủng hộ sản phẩm nội địa, đừng làm khó dễ chúng tôi, vì chính quyền có thể dễ dàng truy cập vào thông tin của người dân mà chúng tôi đã thu thập được”. Sự thật là chính quyền Việt Nam dẫu rất muốn, nhưng không thể truy cập được vào dữ liệu của các công ty nước ngoài. Câu chuyện về Blogger là một minh chứng. Nếu Blogger là sản phẩm của công ty Việt Nam, người ta chỉ cần gọi điện một cú là có đủ thông tin ai viết cái gì.

Thoạt nhìn tôi kết luận VNG đã ngã giá với chính quyền, nhưng nghĩ lại tôi thấy VNG không có lựa chọn nào khác cả. Ngã giá hay không thì chính quyền cũng bắt họ làm y như rứa. Sự thành công của Zalo không nhờ vào các chính sách của chính quyền (được vậy cũng mừng!) mà nhờ vào tài năng và sức sáng tạo của họ. Tôi kỳ vọng họ sẽ làm nhiều hơn nữa để bảo vệ người dùng, ví dụ như mã hóa đầu cuối tất cả các tin nhắn. Nhưng ngay cả Google hay Facebook cũng chưa làm được chuyện đó nên việc VNG chưa làm cũng không có gì quá thất vọng.

Liệu có quá không tưởng khi yêu cầu các công ty ngay bây giờ phải đứng lên thách thức những chính sách xâm phạm đời tư, xâm phạm quyền tự do của người dùng? Liệu có quá vội vàng khi kêu gọi người Việt Nam tẩy chay các sản phẩm Internet Việt Nam?

Tôi thừa nhận là có.

Tôi muốn thấy nhiều hơn và luôn ủng hộ những cá nhân những công ty làm giàu bằng công nghệ, bằng chất xám, bằng sự sáng tạo của họ. VNG hay BKAV đáng được ủng hộ hơn là tẩy chay. Những công ty này, khi lớn mạnh rồi, khi Việt Nam không còn đủ chỗ cho cho họ phát triển nữa, họ sẽ muốn vươn ra thế giới văn minh và khi đó, họ sẽ thấy cần thiết phải vận động cho những thay đổi chính sách để họ có thể chiếm được lòng tin của người Mỹ, người Pháp, người Đức, v.v.

Đối với đại đa số người dân, tôi nghĩ riêng tư là thứ cuối cùng mà người ta nghĩ đến khi chọn lựa sử dụng sản phẩm nào. Đây là những vấn đề nóng hổi ở Mỹ, Châu Âu và nhiều nước phát triển khác, nhưng chúng ta đi sau thời đại rất lâu. Những gì tôi nói ở đây có thể 5-10 năm sau người ta sẽ bắt đầu chú ý đến. Chẳng phải tôi là nhà tiên tri, chỉ đơn giản là tôi thấy được thế giới đang làm gì. Có những chuyện rất thời sự ở các nước phát triển đem qua Việt Nam chẳng ai quan tâm, vì người ta chưa nghĩ đến nó. Quyền riêng tư là một ví dụ. Đó cũng là lẽ thường tình và, một phần nào đó, khiến cho Việt Nam thú vị một cách rất riêng.

Dương Ngọc Thái
———————————————-

(Tựa và lời dẫn do Tầng Áp Mái)

“Chiến binh Facebook” của quân đội Anh

c13ad1cb4e87bafb9eb3ca1d81bf7c51

Hàng loạt chuyên gia về mạng xã hội đang gia nhập Lữ đoàn 77 – chuyên chịu trách nhiệm tham gia những cuộc chiến không khói súng trên mạng.

Theo báo Guardian (Anh), Lữ đoàn 77 sẽ được đặt tại Hermitage, Berkshire với quy mô 1.500 người, là những am hiểu về báo chí, tin tức trực tuyến, mạng xã hội như Facebook, Twitter… Đội quân này sẽ chính thức ra mắt vào tháng 4/2015.

Lữ đoàn 77 gồm lực lượng chính quy và dự bị, bắt đầu được tuyển vào mùa xuân này. “Lữ đoàn 77 được thành lập để phát triển các khả năng cần thiết nhằm đáp ứng những thách thức chiến tranh hiện đại. Ngày nay, hành động của các bên trên chiến trường có thể được thực hiện theo nhiều cách, không nhất thiết là thông qua con đường bạo lực”, một phát ngôn viên quân đội cho biết.

Hiện nay, một số nước như Mỹ và Israel đã thành lập các nhóm chuyên về chiến tranh mạng. Chẳng hạn, Bộ Quốc phòng Israel tiên phong trong việc đào tạo những đội quân tinh nhuệ về truyền thông xã hội. Các binh sĩ Israel hoạt động tích cực trên 30 nền tảng trong đó đó Twitter, Facebook, Youtube, Instagram và sử dụng tới 6 ngôn ngữ khác nhau từ năm 2008.

Trước đó, sự xuất hiện liên tiếp của những sâu máy tính tinh vi như Stuxnet, Duqu và Flame khiến giới bảo mật tin rằng một số quốc gia đang giải quyết xung đột quốc tế bằng các cuộc tấn công có chủ đích trên Internet thay vì tấn công quân sự. Chính vì thế, trên thế giới đã xuất hiện thuật ngữ Digital Pearl Harbor (Trận chiến Trân Châu Cảng trên mạng), ám chỉ nguy cơ một cuộc tấn công âm thầm và tinh vi có thể đã diễn ra hoặc sắp bất ngờ xảy ra nhờ sự hỗ trợ của các mã độc (malware) mà đối phương không hề hay biết. Giới bảo mật nhấn mạnh rằng các quốc gia nên chuẩn bị cho một cuộc chạy đua vũ trang trên mạng nhằm tránh trở thành nạn nhân của trận chiến Trân Châu Cảng thời đại kỹ thuật số.

Châu An
(Kiến Thức Ngày Nay)