Category: Khoa học

Tượng Phật ở Afghanistan bị Taliban hủy diệt, nay được phục dựng bằng ánh sáng 3D

Bamiyan-buddha-curved-880

Từ tháng 6 này, dân chúng ở gần nơi tượng Phật khổng lồ, từng bị phe Taliban cho phá hủy bằng đại bác, đã có thể chiêm ngưỡng lại di tích này qua nghệ thuật ánh sáng 3D.

Sau 14 năm, bị tàn phá bởi sự điên cuồng của phe Hồi giáo cực đoan Taliban, người dân trong vùng Bamiyan, Afghanistan đã xôn xao khi nhìn thấy hình ảnh của Đức Phật Thích Ca trong khe núi lại hiện lên, rực rỡ bằng ánh sáng 3D.

a

Theo tờ Atlantic cho biết, thì một máy phóng trị giá 120.000 USD đã được dựng lên, từ tiền cúng dường Tam bảo của đôi vợ chồng người Hoa Janson Yu and Liyan Hu. Cả hai ông bà này cho biết họ vô cùng buồn bã từ khi tượng bị bắn nát, chỉ còn một vùng trống vào năm 2001. Cả hai đã dành nhiều năm để nộp đơn lên tổ chức UNESCO và chính phủ Afghanistan để xin thực hiện dự án này. Buổi ra mắt đầu tiên đã có 150 người dân địa phương được mời đến để xem việc ra mắt tượng Phật, chiêm ngưỡng và nghe nhạc trình tấu trong đêm.

Hai bức tượng bị hủy hoại, được dựng lên từ thế kỷ thứ 6, một tượng cao khoảng 35m và tượng còn lại là 53m. Cả hai bức tượng này được coi là kho tàng vô giá của văn hóa nhân loại. Đầu năm nay, Đài truyền hình BBC có tìm đến phỏng vấn Mirza Hussain, người đã nhận lệnh của Taliban để hủy diệt bức tượng này. Nhắc lại sự kiện đó, ông Mirza nói “Tôi hối tiếc cho quá khứ, tôi hối tiếc tận bây giờ và mãi mãi hối tiếc. Nhưng lúc đó tôi không thể phản bác lại điều này. Tôi không được lựa chọn nào khác vì nếu không họ sẽ giết tôi”.

enhanced-31665-1433857140-10enhanced-26785-1433856140-2

Vào tháng 2 năm nay, Unesco công bố việc hình thành một trung tâm di sản văn hóa ở Bamiyan, trong đó có cả những bức tượng bị phá hủy vào năm 2001. Cả vùng đất đó, nay được đặt tên là Trung Tâm Văn Hóa Nam Á.

(Theo Atlantic)

Áo tắm kết nối internet

Một công ty Pháp mang tên Spinali Design đã thiết kế ra bộ đồ bơi bikini vô cùng độc đáo, bên cạnh công dụng chính phục vụ cho việc tắm biển, bikini này còn có khả năng thông báo cho người mặc biết khi nào cần xoa kem chống nắng.

isuue97-16-06-20154
Đây là bộ bikini được trang bị một cảm biến tia UV (tia cực tím) có chức năng đo cường độ tia này và sẽ thông báo cho người mặc biết khi nào cần xoa kem chống nắng. Cảm biến này có đặc điểm chống nước cũng như có thể tháo rời được nếu người dùng không cần đến nó.
Bộ e-kini đặc biệt này của Spinali Design sẽ thu thập nhiệt độ ngoài trời và tính toán thông số với loại da của người mặc. Sau đó sẽ báo thông tin đến smartphone của người dùng để họ có biện pháp hợp lý trước khi tia cực tím hoặc ánh nắng mặt trời có thể gây hại đến da của mình.

isuue97-16-06-20154

Ý tưởng này được nảy ra khi người sáng lập ra Spinali Design chứng kiến có người bị cháy nắng tại bãi tắm biển và cô ta đã chia sẻ: “Tôi tự hỏi rằng tại sao cô gái ấy không làm gì để phòng tránh, sao cô ta không xoa kem chống nắng lên người hoặc đi vào nơi có bóng râm?”
Bộ Connected Bikini hiện đã được bán ra với giá 149 Euro và một chiếc khăn quấn với chức năng tương tự có giá 99 Euro.

Kiến Nam

5 loại thực phẩm từ Trung Quốc mà bạn nên né tránh

Những loại thực phẩm này có thể xuất hiện trong siêu thị, và bạn cần phải kiểm tra thật cẩn thận trước khi mang về nhà cho gia đình. Cuối năm ngoái, những loại thực phẩm này đã xuất hiện tại các siêu thị Mỹ. Mặc dù là một trong những nước có hàng rào kiểm soát thực phẩm mạnh mẽ nhất vẫn để lọt vào. Sau đó, khi bị dội lại, nhiều nơi trên thế giới là địa chỉ là mục tiêu xuất khẩu của Trung Quốc, dĩ nhiên, không ngoài Việt Nam.

Hãy dành chút thời gian ghi chú, để tránh những điều đáng tiếc từ thực phẩm nhiễm độc của Trung Quốc. Các vụ bê bối thực phẩm Trung Quốc trong nhiều năm gần đây, từ melamine chết người trong các sản phẩm sữa, mật ong có hại, và thức ăn cho chó độc, có thể là lời nhắc tốt nhất cho bạn.

Dưới đây là 5 sản phẩm hàng đầu từ Trung Quốc mà bạn thực sự cần kiểm soát kỹ.

  1. Cá rô phi

Tilapia-480x319

Cá rô phi từ Trung Quốc chứa đầy chất kháng sinh và các loại hoóc-môn tăng trường để giữ cho cá sống sót trong điều kiện nuôi chật chội và dơ bẩn.

  1. Cá tuyết

Cod-480x318

Hơn một nửa cá tuyết nhập vào Mỹ là từ Trung Quốc, tình trạng cũng tương tự như với cá rô phi.

  1. Nước ép Táo

Apple_Juice-480x480

Trung Quốc là quốc gia sản xuất thuốc trừ sâu, và luôn luôn có một dư lượng đáng ngại trên các loại thực phẩm.

  1. Nấm đóng hộp

Canned_Mushrooms-480x320

Có đến 34% các loại nấm đóng hộp được xuất đi từ Trung Quốc.

  1. Tỏi

GarlicAltered-674x505

Có đến 31% các loại tỏi được xuất đi từ Trung Quốc. Và dù trên hộp có ghi là hàng organic (hàng trồng sạch) nhưng chẳng có ai chứng minh được là organic theo kiểu Trung Quốc là như thế nào

(Theo Epochtimes)

Danh sách các điện thoại gây có thể gây ung thư não

cellPhoneRadiation_v2

Ai cũng biết sóng điện thoại có tác động xấu đến cơ thể con người. Nhưng ít ai biết loại điện thoại nào có thể gây hạ cho mình. Điện thoại di động luôn phát ra một sóng bức xạ điện từ có thể gây nguy hiểm, do các mô và tế bào của chúng ta hấp thụ, và có thể dẫn đến các chứng bệnh nghiêm trọng.

Theo một nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà khoa học từ Viện Khoa học Weizmann ở Israel, và được công bố trên Tạp chí Sinh hóa cho biết, việc sử dụng điện thoại với thời lượng ít nhất là 10 phút/lần có thể gây ra những thay đổi trong các tế bào não, liên quan đến sự phân chia tế bào và ung thư.

Tiến sĩ John Bucher, Phó Giám đốc của Viện Y tế quốc gia, chương trình quốc gia nghiên cứu về độc tố quốc gia (National Institutes of Health, National toxicology program), khẳng định rằng ‘Với mức độ như bây giờ, chỉ cần 10-12 năm tiếp xúc và việc sử dụng điện thoại di động ngày càng một tăng, rõ ràng con người đang chịu một mối đe dọa vể việc gia tăng ung thư não. Đang lo là trẻ em có một cấu hình của hộp sọ, cho phép bức xạ dễ dàng thâm nhập sâu hơn, với một nguy cơ tiềm ẩn lớn hơn.

Nếu bạn quan tâm về chuyện bức xạ điện thoại di động, đây là danh sách 5 loại điện thoại để tránh, đã được tìm thấy như một nguy cơ (SAR là chỉ số bức xạ, tác động lên trọng lượng 1kg của cơ thể. Mức 1.6 / 1kg là mức báo động. Từ đó bạn cứ nhân lên theo cân nặng của mình)

  • Huawei Vitria với SAR: 1.49
  • Acatel Onetouch Evolve với SAR; 1.49
  • Motorola Moto E với SAR: 1.50
  • Motorola Droid Ultra  với SAR 1.54
  • Motorola Droid Maxx với SAR: 1.54

Ở Mỹ, sắp tới điện thoại di động được bán ra có thể sẽ phải dán nhãn nguy hại với sức khỏe con người, không khác gì thuốc lá.

Bất luận đó là Apple hay Huawei, điện thoại di động buôn bán ở nước Mỹ sẽ bị xét mức độ an toàn với con người qua chỉ số SAR (Specific apsorption rate), tức chỉ số tỷ lệ năng lượng mà cơ thể hấp thụ khi tiếp xúc với các trường điện từ của sóng vô tuyến. Nó được tính bằng lượng năng lượng hấp thu trên một đơn vị khối lượng và thường là W/kg (Watt trên 1 kg). Mức độ bức xạ này khi cơ thể hấp thu nhiều lần có thể gây nhiều loại ung thư.

Chỉ số đi lường này do FCC của Mỹ quy định, yêu cầu các điện thoại phải có mức SAR thấp hơn hoặc tối đa là 1.6 W/ kg.​ Chuẩn đo bức xạ của Mỹ thực hiện bằng cách đo trên 1 gr mô mẫu. Là chỉ số an toàn cao nhất, trong khi Châu Âu thì đo trên 10 gr mô mẫu.

FCC (Federal Communication Commission) là tên viết tắt của Ủy ban Truyền thông Liên bang là cơ quan đảm nhiệm việc quản về viễn thông, công nghệ thông tin, tần số vô tuyến điện… ở Mỹ. Cơ quan này độc lập với chính phủ.
Tầng Áp Mái
————————————-

(tổng hợp từ Cnet, LT…)

Tương lai con người trong vũ trụ sẽ về đâu?

SR-72-2030-technology-timeline
Xuất hiện đầu tiên năm 1940 khi giáo sư người Đức Ossip K. Flechtheim đưa ra khái niệm “Futurology” và đề nghị dùng nó như một khoa học xác suất mới (new science of probability). Học thuyết này được định nghĩa như một ngành mới bao gồm khoa học, nghệ thuật và dự đoán những tương lai có thể xảy ra với xác suất cao – kèm theo giá trị sử dụng nhằm nghiên cứu, tìm hiểu những gì có thể tiếp tục xảy ra trong tương lai gần và xa, những gì chúng ta có thể thay đổi, và những gì sẽ xảy ra như một hậu quả không thể tránh khỏi. Một phần quan trọng của bộ môn này là nghiên cứu quá khứ và hiện tại một cách có hệ thống, và dựa vào các biểu mẫu để xác định khả thể của những biến cố và xu thế tương lai. Flechtheim cho rằng ngay cả khi những dự đoán không xảy ra, hay xảy ra mà chúng ta không thể can thiệp vào thì những kiến thức loài người thu được vẫn có giá trị then chốt về mặt xã hội.

Cách đây hơn một năm, tôi vô tình tìm đến trang FutureTimeline.net, một dự án rất kỳ công của nhiều người yêu thích bộ môn Futurology (tạm dịch ra là tương lai/vị lai học) – ở đó họ đưa ra nhiều dự đoán về tương lai loài người trong mười năm, một trăm năm, một nghìn năm, mười nghìn năm, một triệu năm, một tỷ năm. Có những sự kiện đã/sẽ bị bác bỏ vì không chính xác, có những thứ chắc chắn sẽ xảy ra, có những sự kiện có thể xảy ra, và cũng có những dự đoán chắc chỉ mang tính khoa học viễn tưởng – chúng ta không thể nào biết hay khẳng định được điều gì, vì chỉ cần một thay đổi nhỏ trong quá khứ hay hiện tại cũng có thể làm tương lai loài người đi theo hướng hoàn toàn khác. Chỉ có điều, dù biết chỉ là cho vui, tôi vẫn đọc say mê, hết trang này đến trang khác như lạc vào một cuốn truyện khoa học viễn tưởng với nội dung hấp dẫn không thể cưỡng lại.

Vì cuốn truyện ấy, chúng ta là một phần nhỏ nhoi trong đó.

  1. Chuyến bay có người lái đầu tiên của tàu vũ trụ bảy chỗ Dreamchaser, chấm dứt thời kỳ Mỹ phụ thuộc việc đưa người lên trạm ISS vào người Nga. Cho tới nay (2015) thị trường thương mại vận chuyển vũ trụ vẫn là lĩnh vực kinh doanh mà cơ quan Hàng không Vũ trụ Nga Roscosmos giữ được địa vị độc nhất trên thế giới với khoảng 40% các thứ được tên lửa Nga vận chuyển lên không gian vũ trụ quanh Trái Đất đều là những thứ Roscosmos chở thuê – đó là các phi hành gia nước ngoài lên làm việc trên Trạm Vũ trụ quốc tế ISS hoặc từ ISS trở về mặt đất, và các vệ tinh của nước ngoài cần được phóng lên quỹ đạo. Ngay cả Mỹ cũng phải thuê Nga làm dịch vụ vận chuyển người hoặc hàng cho trạm ISS: sau tai nạn tàu con thoi Columbia và nhất là từ 7/2011, sau khi cho tàu con thoi cuối cùng nghỉ hưu, Cơ quan Vũ trụ Mỹ NASA buộc phải thuê Nga dùng tàu Soyuz chở các nhà phi hành gia và tàu Progress chở hàng tiếp tế cho ISS.f
  1. Báo giấy điện tử được đưa vào sử dụng rộng rãi, một trong những nguyên nhân khiến báo giấy tuyệt chủng trong vài năm sau đó. Giấy điện tử, là một công nghệ cho phép thay đổi hình ảnh hiện thị hấp thụ trên “giấy” nhờ công nghệ điện tử hữu cơ sử dụng chất dẻo dẫn điện bên trong có chứa các hòn bi tích điện bé xíu có thể quay hoặc chuyển động dưới điện trường tạo ra bởi các điện cực trên giấy, làm thay đổi hiển thị trên giấy như các điểm ảnh trên màn hình máy tính. Giấy điện tử không phát sáng, mà chỉ hấp thụ và phản xạ ánh sáng tự nhiên, giống như hiển thị trên sách báo, do vậy có thể làm người đọc cảm thấy dễ chịu hơn so với nhìn màn hình máy tính. Làm bằng chất dẻo, giấy này có thể uốn được, nhẹ và có thể rẻ hơn màn hình thông thường. Ngoài ra, các điểm ảnh trên giấy có thể giữ nguyên trạng thái mà không cần nguồn năng lượng, khiến giấy này tiết kiệm năng lượng, và không nhấp nháy tần số cao có thể có hại cho mắt người.
    uganda-oil-map
  1. Năm 2006, Uganda chính thức tìm thấy các mỏ dầu với trữ lượng lên đến gần 4 tỷ thùng. Năm 2013, nước này đã đạt được thỏa thuận xây các đường ống dẫn dầu và nhà máy lọc dầu với một số tập đoàn từ Anh, Pháp và Trung Quốc và sẽ chính thức đi vào sản xuất năm 2018. Uganda là một quốc gia không giáp biển, nằm hoàn toàn trong lục địa châu Phi. Giáp Kenya về phía Đông, phía Tây giáp với CHDC Congo, Tây Nam giáp Rwanda, phía Bắc giáp Nam Sudan và phía Nam giáp Tanzania. Bắt đầu từ cuối những năm 1800, khu vực này đã được cai trị như một thuộc địa của người Anh, họ đã thành lập các khu hành chính trên toàn lãnh thổ. Uganda giành được độc lập từ Anh vào ngày 9 tháng 10 năm 1962. Sau khi giành độc lập, Uganda rơi vào nội chiến liên miên cho đến hiện nay.

2018: Cảm cúm tưởng là một căn bệnh vặt vãnh, nhưng hàng năm làm từ 250,000 đến 500,000 người tử vong trên toàn thế giới. Một đặc điểm của loại virus này là chúng tiến hóa rất nhanh nên các loại vắc-xin cho đến hiện nay thường mỗi năm đều phải thay đổi nếu không sẽ trở nên vô dụng. Nhưng theo dự báo, đến năm 2018 các nhà khoa học sẽ tìm ra được một loại vắc-xin ức chế được loại virus này nhờ đánh thẳng vào tận gốc virus – thứ không thay đổi sau mỗi lần chúng tiến hóa.

2018: Mặt cắt của Trái Đất từ lõi tới tầng ngoài (quyển ngoài) của khí quyển bao gồm:
1. Crust – Lớp vỏ (địa chất)
2. Upper Mantle – Quyển Manti trên
3. Mantle -Quyển Manti dưới
4. Outer core – Lõi ngoài
5. Inner core – Lõi trong
Từ trước tới nay. các nhà khoa học biết rất ít về quyển Manti, chủ yếu là nhờ các mẫu đá đất từ núi lửa phun trào hay các dãy núi cổ xưa. Nhưng lần đầu tiên trong lịch sử, năm 2018, loài người đã khoan được đến quyển Manti trên.

2019: Ảnh dựng trên máy tính của Kingdom Tower, tên gọi cũ là Tháp Một dặm, là công trình siêu cao tầng được cấp phép và bắt đầu xây dựng ở Jeddah, Ả Rập Saudi từ năm 2013. Đây là công trình trọng điểm trong dự án xây dựng thành phố Kingdom nằm bên bờ biển Đỏ với tổng mức đầu tư của toàn dự án lên tới 20 tỷ đô la.
Tòa tháp này ban đầu được thiết kế cao 1,6 km (1 dặm), nhưng những khảo sát và thí nghiệm nền đất trong phạm vi xây dựng cho thấy nền đất ở đây không đủ khả năng chịu lực cho 1 công trình cao như vậy, nên chiều cao của công trình đã được giảm xuống thấp nhất là 1.000 mét. Mở cửa vào năm 2019.

2019-2034: Công nghệ in 3D sẽ trở thành chuyện bình thường trong sản xuất và tiêu dùng. Công nghệ in 3D/sản xuất đắp dần – là một công nghệ chế tạo ra vật dụng 3 chiều từ một mô hình số (digital model). Công nghệ này có được nhờ quá trình đắp thêm (additive process), một quá trình đối lập với quá trình cắt gọt (subtractive process) vẫn thường dùng để chế tạo xưa nay. Các ứng dụng trong tương lai gần của in 3D là vô cùng, từ xây nhà, sản xuất đồ ăn, nội tạng nhân tạo….

2020-2035: Khủng hoảng dầu trên toàn thế giới, dẫn đến một cuộc cách mạng chuyển sang các năng lượng mới và tái tạo được. Dĩ nhiên giai đoạn chuyển đổi này sẽ không hề êm ả và dễ dàng. Do nhẹ hơn nước nên dầu xuất hiện lộ thiên ở nhiều nơi, vì thế loài người đã tìm thấy dầu hằng ngàn năm trước Công Nguyên, nhưng mãi đến thế kỷ 19 người ta mới bắt đầu khai thác dầu theo mô hình công nghiệp. Muốn khai thác dầu, người ta khoan những lỗ khoan gọi là giếng dầu. Khi khoan trúng lớp dầu lỏng, dầu sẽ tự phun lên do áp suất cao của khí dầu mỏ. Khi lượng dầu giảm thì áp suất khí cũng giảm, người ta phải dùng bơm hút dầu lên hoặc bơm nước xuống để đẩy dầu lên. Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông vận tải – nhưng đây cũng là nguyên nhân chính khiến khí hậu Trái Đất tương lai đi đến mức không thể cứu vãn được.

2020: Sự chuyển dịch quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ gây ra cục diện cực kỳ bất ổn ở châu Á/Thái Bình Dương.
2020-internet-users-graph

2020: Mạng Internet đạt 5 tỷ người dùng, bằng dân số thế giới năm 1987. Những ý tưởng đầu tiên của Internet xuất hiện năm 1974 và đến năm 2000 đã có 360 triệu người dùng Internet, và năm 2010 đạt 1,7 tỷ.

2020: Chuẩn 5G được đưa vào hoạt động. Thay vì những trạm cơ sở trên mặt đất đang được sử dụng bởi mạng 2G, 3G, 4G, 5G sẽ sử dụng các trạm HAPS (High Altitude Stratospheric Platform Stations). Về cơ bản, các trạm HAPS là những chiếc máy bay/khí cầu treo lơ lửng ở một vị trí cố định trong khoảng cách từ 17km-22km so với mặt đất và hoạt động như một vệ tinh. Cách này sẽ giúp đường tín hiệu được thẳng hơn và giảm tình trạng bị cản trở bởi những kiến trúc cao tầng. Ngoài ra, nhờ độ cao, trạm cơ sở có khả năng bao phủ diện tích rộng lớn; do đó làm giảm, nếu không nói là loại bỏ, những vấn đề về diện tích vùng phủ sóng. Thậm chí trên biển, nơi các trạm phát sóng trên đất liền không thể phủ sóng, cũng bắt được tín hiệu 5G.

2020: Trung Đông và châu Phi được nối liền bằng chiếc cầu xuyên lục địa với chiều dài 29km qua Biển Đỏ, nối liền Yemen và Djibouti, phục vụ 100,000 xe hơi và 50,000 khách đường sắt mỗi ngày. Ngoài ra ở hai đầu cầu, hai thành phố sinh đôi chỉ sử dụng năng lượng tái tạo được với tên Al Noor City sẽ được xây dựng.

2020: Đến thời điểm này, sẽ có khoảng 30,000 Drone tuần tra trên khắp bầu trời nước Mỹ (năm 2012 con số này là 7000).
30000-drones-by-2020

2021-2025: thám hiểm có người lái trên các thiên thạch gần Trái Đất. Chuyến bay thành công này là tiền đề cho các chuyến thám hiểm có người xa hơn vào vũ trụ.

2021: nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 1 độ C so với những năm 1990, khiến khí hậu thế giới có nhiều thay đổi tiêu cực. Lũ lụt liên tiếp xảy ra ở Bangladesh và Đông Nam Á, tuyết trên đỉnh Kilimanjaro tan hết, khiến châu Phi lần đầu tiên trong lịch sử không còn tuyết trên khắp lục địa. Nếu so năm 1990 với những năm 1850 thì nhiệt độ trung bình của Trái Đất cũng tăng 1 độ.

2021: Thuốc tránh thai cho đàn ông được đưa vào sản xuất đại trà. Năm 2013, các nhà nghiên cứu ở Israel đã tạo ra được một loại thuốc có tác dụng tiêu diệt sự sống của tinh trùng trước khi chúng di chuyển đến được buồng trứng. Và loại thuốc này có thể chỉ cần sử dụng 3 tháng một lần mà vẫn đảm bảo hiệu quả tránh thai tốt. Loại thuốc tránh thai này sẽ loại bỏ thành phần protein sống trong tinh trùng của nam giới, giúp ngăn chặn sự thụ tinh của tinh trùng với trứng cho dù tinh trùng đó có đến được với trứng đi chăng nữa. Loại thuốc này được đánh giá là đạt hiệu quả 100% và không có tác dụng phụ như các loại thuốc tránh thai dành cho nữ giới. Sau tám năm thử nghiệm thì đến năm 2021 được đưa vào sản xuất đại trà.

  1. Cho đến thời điểm hiện tại, tất cả các tên lửa đưa người lên vũ trụ đều là tên lửa nhiều tầng – là tên lửa sử dùng hai hoặc nhiều giai đoạn, trong đó mỗi giai đoạn có động cơ hoạt động riêng biệt. Các động cơ tên lửa thành phần này được kết nối với nhau. Bình chứa nhiên liệu bên ngoài được tách ra sau khi cạn hết nhiên liệu trong nó. Những năm đầu tiên của thập kỷ 2020 đánh dấu sự ra mắt của tên lửa một tầng với khả năng tái sử dụng 100%, giúp giảm chi phí vận chuyển lên vũ trụ đáng kể, tiền đề cho du lịch vũ trụ giá rẻ.
  1. Tại trung tâm nghiên cứu khoa học Cadarache, vùng Aix Provence, miền Nam nước Pháp, các nhà khoa học của 34 quốc gia đang tập trung nghiên cứu và phát triển một dự án Năng lượng đầy tham vọng. Đó là tạo ra một Mặt trời nhân tạo, để cung cấp nguồn năng lượng vô tận, bền vững và an toàn cho Trái đất. Giới khoa học gọi đây là Chương trình phản ứng Tổng hợp hạt nhân quốc tế (hay còn gọi là phản ứng nhiệt hạch), với mục đích trước tiên là tạo ra một loại mới của lò phản ứng. Lò phản ứng nhiệt hạch này có khả năng tạo ra nguồn cung năng lượng không giới hạn, tạo ra điện giá rẻ, siêu sạch, an toàn và bền vững từ quá trình tổng hợp hạt nhân. Lò phản ứng nhiệt hạch thử nghiệm quốc tế (ITER), sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2021.
  1. Đức loại bỏ năng lượng hạt nhân ra khỏi danh sách các nguồn năng lượng của mình. Trong hình là địa điểm của các nhà máy điện hạt nhân ở Đức năm 2011. HIện tại năng lượng hạt nhân tại Đức sản xuất 23% lượng điện của đất nước này. Năng lượng hạt nhân tại Đức đã bắt đầu với các lò phản ứng nghiên cứu trong thập niên 1950 và thập niên 1960 và nhà máy thương mại đầu tiên vận hành đưa điện lên lưới vào năm 1969. Năm 2011, Đức chính thức công bố kế hoạch từ bỏ năng lượng hạt nhân hoàn toàn trong vòng 11 năm. Bảy nhà máy đã bị tạm thời đóng cửa để kiểm tra vào tháng 3 năm 2011, và nhà máy thứ 8 đóng cửa vì các vấn đề kỹ thuật, sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn. Chín nhà máy còn lại sẽ được đóng cửa vào năm 2022.
  1. Các mẫu thử của chuyến thám hiểm không người lái năm năm trước được gửi về Trái Đất, đánh dấu một cột mốc lớn tiếp theo: các chuyến thám hiểm có người lên sao Hỏa.
  1. Rừng mưa trên đảo Borneo, hòn đảo lớn thứ ba thế giới đã biến mất hoàn toàn khỏi bản đồ do nạn phá rừng và khí hậu.
  1. Cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất trong lịch sử thế giới với hơn 150 triệu người dân ở miền Trung Bangladesh bị ảnh hưởng do lũ lụt, gây ra bởi băng tan, nước biển dâng và điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Ngoài ra do muối trong nước biển thấm vào đất khiến cho nơi đây không thể trồng trọt được nữa.
    gay-marriage-trends-graph
  1. Hôn nhân đồng giới trở nên hợp pháp trên tất cả các bang của Mỹ. Hiện nay cộng đồng người đồng tính, song tính, vô tính, chuyển giới… đã phần nào bớt bị kỳ thị nhưng vẫn chưa có một sự hiểu rõ nhất định về họ. Có bốn yếu tố xác định giới tính của một con người đó là: giới tính sinh học (đàn ông, phụ nữ), thiên hướng tình dục (chỉ sự bị hấp dẫn về mặt tình cảm hoặc về mặt tình dục bởi người khác giới tính hoặc người cùng giới tính với mình hoặc cả hai một cách lâu dài), bản dạng giới (không nhất thiết dựa trên hay liên quan đến giới tính sinh học hoặc giới tính được người khác cảm nhận và cũng không phải là thiên hướng tình dục), thể hiện giới tính (là một nhóm các chuẩn mực hành vi gắn liền với nam giới hay nữ giới được người khác cảm nhận như quần áo, hành vi, lựa chọn công việc, quan hệ cá nhân và nhiều yếu tố khác…). Ví dụ một người A sinh ra với giới tính sinh học nam, nhưng anh ta tự xác định được bản dạng giới là nữ, và bị hấp dẫn tình yêu/tình dục bởi đàn ông thì A không phải là đồng tính (gay) mà là người chuyển giới có xu hướng tình dục dị tính.

2025-2035: Thám hiểm đưa người lên Mặt Trăng.

ATLAS – một trong những dự án trọng tâm của NASA trong thời kỳ 2025-2035 nhằm đưa kính viễn vọng ATLAS (với độ nhạy cảm gấp 2000 lần kính viễn vọng Hubble) vào hoạt động. Mục tiêu chính của ATLAS là tìm sự sống trong dải Ngân hà của chúng ta.
279_1CDC2

2025-2030: Mối đe dọa về khủng bố sinh học lên đến cực điểm khi vào thời điểm này, công nghệ sinh học đã trở nên rất phát triển, phổ biến và rẻ tiền, dễ tiếp cận hơn.

2025: Các trang trại thẳng đứng trở nên phổ biến ở các thành phố khi diện tích đất ngày càng bị thu hẹp và không có khả năng nuôi nổi tám tỷ dân số thế giới nữa. Canh tác thẳng đứng cũng cho thấy rõ nhiều ưu thế so với canh tác trên mặt đất khi 1,32 héc-ta đất canh tác thẳng đứng có thể cho ra cùng sản lượng nông phẩm của 420 héc-ta đất canh tác truyền thống. Và còn rất nhiều ưu điểm khác nữa – Singapore là một trong những nước đầu tiên áp dụng canh tác thẳng đứng vào năm 2012.

  1. Sự xuất hiện của các thành phố kiểu mới, tự cung tự cấp, công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường. Những kiểu thành phố này trở nên rất phổ biến ở cuối thế kỷ 21 khi các quốc gia phải đối mặt với ô nhiễm môi trường, phải giảm lượng khí thải và rác thải cũng như là sự nóng lên của toàn cầu.
  1. Ngư nghiệp hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng như đánh bắt bừa bãi, trữ lượng thủy hải sản cạn kiệt, ô nhiễm sông biển, thay đổi khí hậu… Như một lẽ tất yếu, chăn nuôi thủy sản sẽ phát triển mạnh với những kỹ thuật nuôi trồng vô cùng tiên tiến giúp tăng sản lượng trong một diện tích nhỏ hẹp để có thể đáp ứng nhu cầu về thức ăn của con người.
  1. GDP của nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) vượt các nước G7 (Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh và Hoa Kỳ, Canada). Các nước BRICS là các nền kinh tế mới nổi, những nước có dân số lớn, diện tích rộng, tiềm lực quân sự hùng mạnh. Về mặt kinh tế, đây là các nền kinh tế đang nổi lên có tiềm lực kinh tế hùng hậu, đang cải cách mạnh mẽ và đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Vì cảm thấy không được đại diện cho mình đúng vị thế mới trong các cơ quan quốc tế, cho nên đã lập ra một diễn đàn mới để bày tỏ lợi ích cùng hoạch định những hoạt động chung trong khối. Từ BRIC bắt đầu được dùng từ năm 2001. Đến năm 2010 thì khối này có thêm Nam Phi, nên được gọi từ đấy là BRICS.
  1. Xe chạy bằng pin nhiên liệu Hydro không ô nhiễm đạt doanh số bán một triệu xe một năm. Mặc dù con số này vẫn còn vô cùng nhỏ so với tổng số xe trên toàn thế giới, nhưng đây là cột mốc đánh dấu sự bùng nổ của xe ô-tô thân thiện với môi trường trong thời gian sắp tới.
  1. Sự ra đời của các cây nhân tạo với khả năng hấp thụ khí CO2 gấp hàng nghìn lần cây tự nhiên.
  1. Trạm không gian ISS ngừng hoạt động, và bị đánh chìm xuống Thái Bình Dương.
    artificial-intelligence
  1. Trí thông minh nhân tạo giống người sắp trở thành hiện thực khi chiếc máy tính đầu tiên vượt qua được bài kiểm tra Turing trong năm này.
  1. Quảng cáo thông minh giống như trong phim “Minority Report” trở nên phổ biến khi các đoạn quảng cáo có thể phát cho chỉ một người xem và nghe thông qua các tín hiệu sóng siêu âm.
  1. Trữ lượng bạc trên toàn thế giới cạn kiệt. Loài người đã biết đến bạc từ thời xa xưa. Nó được nhắc tới trong Kinh thánh. Loài người biết cách tách bạc từ chì từ hồi năm 3000 trước Công nguyên. Bạc có mặt trong tự nhiên dưới dạng các quặng như argentite và chất sừng bạc, chì, chì-kẽm, đồng, vàng và đồng-nickel.
  1. Dân số thế giới đạt 8 tỷ người và để duy trì từng ấy nhân khẩu, ước tính cần phải có hai Trái Đất. Thiếu hụt các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nước đang là vấn nạn của khoa học. Từ xưa đến nay, việc nghiên cứu lọc nước biển thành nước ngọt đã luôn được chú ý hàng đầu nhưng khoa học công nghệ chưa mang lại một kỹ thuật có hiệu suất cao. Tuy nhiên đến những năm 2030, nhờ đột phá về công nghệ đã giúp sản lượng lọc nước biển tăng đáng kể, tuy nhiên so với nhu cầu của 8 tỷ dân thì vẫn cần nhiều cải tiến ở quy mô to hơn nữa trong tương lai.
  1. Nếu ta đo độ nghiêm trọng của một căn bệnh bằng số mạng người nó giết mỗi năm thì đến năm 2030, trầm cảm đã vượt qua bệnh tim để trở thành căn bệnh giết người nhiều nhất.
  1. Lúc này, số người theo đạo Hồi chiếm 26.4% dân số thế giới, tăng đáng kể khi so với con số 19.1% năm 1990. Các nước tăng nhiều nhất phải kể đến Ireland (190.7%), Canada (183.1%), Finland (150%), Norway (149.3%), New Zealand (146.3%), Mỹ (139.5%) và Thụy Điển (120.2%). Các nước giảm nhiều nhất là Lithuania (-33.3%), Moldova (-13.3%), Belarus (-10.5%), Nhật (-7.6%), Guyana (-7.3%), Ba Lan (-5.0%) và Hungary (-4.0%).

2030 đánh dấu Ấn Độ vượt mặt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới.

  1. Tàu Jupiter Icy Moon Explorer (JUICE) tiếp cận hệ sinh thái sao Mộc.
  1. Máy bay siêu thanh Lockheed Martin SR-72 với tốc độ Mach 6 (hơn 2km/s, tức là 7200km/h) được đưa vào sử dụng, hoạt động ở độ cao 24km.
  1. Một nửa trung tâm mua sắm của Mỹ hiện nay ngừng hoạt động, do nhu cầu mua sắm trên mạng ngày càng tăng cao.
  1. Trong nhiều thập kỷ tới, Bangkok sẽ tiếp tục chìm xuống dưới mực nước biển khiến các trận lụt sẽ càng trở nên nghiêm trọng và đến năm 2031, phần lớn thành phố sẽ bị bỏ hoang. Nguyên nhân là từ khi Bangkok ra đời tới nay, nước dành cho sinh hoạt và sản xuất chủ yếu được lấy từ các giếng trong thành phố. Do lượng nước ngầm giảm dần, cộng thêm việc ngày xưa Bangkok được xây trên nền đất mềm, công cuộc đô thị hóa khiến cho đất phía trên lún xuống khiến độ cao của Bangkok giảm dần theo thời gian.
  1. Web 4.0 sẽ thay đổi hoàn toàn quang cảnh mạng Internet trong tương lai. Về cơ bản khi chuyển từ 1.0 sang 2.0, 2.0 sang 3.0 hay 3.0 sang 4.0 tức là phải có một biến đổi to lớn về công nghệ, về mục đích, tính năng. Nếu như Web2.0 hướng tới cộng đồng, có nghĩa là nội dung sẽ không do một cá nhân tổ chức nào đấy đưa lên một cách độc quyền mà là do chính những người sử dụng tạo ra (như YouTube, Wikipedia). Web 3.0 là băng thông và các dịch vụ do siêu băng thông mang lại thì điều làm nên sự khác biệt của 4.0 là các trí thông minh nhân tạo trên Internet.
  1. Những người kết hôn sẽ trở thành thiểu số của xã hội. Sự suy giảm của tỷ lệ dân số kết hôn là một xu thế đã diễn ra từ lâu: theo thống kê thì trên 1000 người dân từ 15 đến 64 tuổi, số người kết hôn ở Mỹ giảm từ 16 (năm 1980) xuống 10,6 (2008), Đức giảm từ 10 (năm 1980) xuống 6,9 (2008), Pháp giảm từ 9,7 (1980) xuống 6,6 (2008)….
  1. Một phần ba năng lượng của Ả Rập Xê-Út lúc này đến từ năng lượng mặt trời.
  1. Nhờ Web 4.0, tốc độ Internet được cải thiện đáng kể. Tốc độ Terabit lúc này trở thành điều bình thường.
  1. Chuyến thám hiểm có người đầu tiên lên sao Hỏa – đây có lẽ là một trong những nhiệm vụ bị trì hoãn lâu nhất trong lịch sử thám hiểm vũ trụ của loài người.
  1. Công nghệ 3D Holographic (cho phép người xem có thể quan sát và tương tác hình ảnh nổi 360 độ mà không cần sử dụng đến bất kỳ loại kính đeo chuyên dụng nào – như trong Iron Man) xuất hiện phổ biến ở các nơi công cộng, sân vận động, nhà hát. Vì giá thành vẫn còn đắt đỏ nên những người dân thường vẫn chưa thể đủ khả năng lắp đặt cho nhà riêng của mình.
  1. Cho đến thời điểm này, đã có tổng cộng 80 triệu người Trung Quốc chết vì các bệnh về phổi do ô nhiễm môi trường.
    ectogenesis-artificial-womb-technology
  1. Công nghệ Ectogenesis (tử cung nhân tạo) đi vào phục vụ y tế, giúp con người sinh đẻ mà không cần cơ thể của người mẹ. Với công nghệ Ectogenesis, bào thai phát triển lơ lửng trong tử cung nhân tạo có chứa dung dịch đặc biệt, dây rốn được liên thông với “các máy nhau thai” và được kiểm soát sức khỏe chặt chẽ. Ngoài ra còn có bộ phận hiệu chỉnh các khuyết tật di truyền, như rủi ro mắc bệnh dị gen, bệnh Hungtington hay hội chứng Down. Do phát triển trong phòng thí nghiệm có kiểm soát nên các đột biến thâm nhập phôi sẽ được hạn chế thấp nhất.
  1. Hệ thống ăng-ten giao thoa không gian dùng laser (LISA) chính thức đi vào vận hành sau nhiều thập kỷ nghiên cứu, giúp loài người tiến thêm một bước nữa gần hơn với việc “nghe” được sóng hấp dẫn như Einstein đã dự đoán vào đầu thế kỷ 20. LISA không những được mong chờ sẽ “nghe” được sóng, mà còn mang lại thông tin về nguồn phát ra nó-là những vật nặng như lỗ đen hay các sao đã chết, cất lên giai điệu vũ trụ khi chuyển động gia tốc trong không-thời gian. Nhiệm vụ này cũng có thể dò tìm sóng hấp dẫn do các vật nặng trong Dải Ngân hà cũng như từ các thiên hà ở xa, cho phép các nhà khoa học thâm nhập vào một ngôn ngữ hoàn toàn mới của vũ trụ.

2035-2070: máy gia tốc hạt siêu lớn đi vào hoạt động, đây là phiên bản kế thừa của máy gia tốc hạt lớn bây giờ. Large Hadron Collider (LHC) là cỗ máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới vào thời điểm 2015 hiện nay. Nhiệm vụ của cỗ máy dài 27 km này là gia tốc cho các hạt nguyên tử đạt đến tốc độ đủ lớn và cho chúng đâm vào nhau để các nhà khoa học có thể quan sát những vụ va chạm này. Từ đó mà các nhà khoa học có thể hiểu rõ hơn bản chất của một số vấn đề bí ẩn trong vũ trụ, như vật chất tối cũng như sự hình thành của vũ trụ. Máy gia tốc hạt siêu lớn sẽ là một cuộc cách mạng trong vật lý giúp con người hiểu rõ hơn về vật chất tối, năng lượng tối, siêu đối xứng và lý thuyết dây.

2035-2040: Các quốc gia trên thế giới vật lộn với sự thiếu hụt tài nguyên và thay đổi của khí hậu. Đức, Pháp và các nước Bắc Âu tách ra thành nhóm “Northern Union”, trong khi các nước Địa Trung Hải như Ý, Tây Ban Nha… tràn ngập dân tị nạn từ Bắc Phi kéo qua. Nam Mỹ, Trung Mỹ, Ấn Độ, châu Phi, Đông Nam Á và cả châu Âu chịu khô hạn nặng nề. Các nước được hưởng lợi khi băng tan, để lộ ra thêm đất đai mới là Nga, Canada và các nước Bắc Âu. Trong đó Nga lúc này trở thành cường quốc về thực phẩm nhờ kết hợp giữa công nghệ biến đổi gen với những ưu đãi của khí hậu.

  1. Thành lập căn cứ có người ở đầu tiên trên Mặt trăng. Vào thời điểm này cũng đã có kha khá nước đưa người được lên Mặt trăng.
  1. Lần đầu tiên trong lịch sử, Bắc Cực không có băng trong suốt tháng Chín.
  1. Nhờ các đột phá về khoa học công nghệ về trí thông minh nhân tạo, cảm biến và viễn thông mà các xe tự hành đã trở nên thông dụng. Trong số 100 triệu xe tự hành bán ra mỗi năm thì có khoảng 90% là xe ô-tô cá nhân.
  1. Một trong những sự kiện lớn nhất của năm là khoa học đã tìm ra phương thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh Alzheimer. Alzheimer là một chứng mất trí phổ biến nhất. Vào năm 1906, lần đầu tiên bác sĩ tâm thần và thần kinh học người Đức Alois Alzheimer đã chỉ ra căn bệnh này không thể chữa được, mang tính thoái hóa và gây tử vong. Hiện nay khoa học vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân và tiến triển của bệnh Alzheimer. Nghiên cứu cho thấy căn bệnh này có liên quan với các mảng và đám rối trong não. Các phương pháp điều trị hiện tại chỉ giúp giảm một phần nhỏ triệu chứng bệnh, chưa có phương pháp trị liệu nào có thể ngăn chặn hoặc làm chậm tiến triển của bệnh.
  1. Thịt nhân tạo (tạo ra từ một tế bào đơn duy nhất của động vật) trở nên phổ biến trên thị trường nhiều nước, mặc dù còn phải rất nhiều năm mới có thể thay thế hoàn toàn thịt tự nhiên.
  1. Máy tính lượng tử được sử dụng rộng rãi trong các trường đại học, viện nghiên cứu, chính phủ với tốc độ gấp hàng tỉ lần máy tính hiện nay và độ bảo mật cũng gần như là không thể phá vỡ.
  1. Chỉ còn rất ít nước vẫn tiếp tục áp dụng mức trừng phạt tử hình đối với phạm nhân. Hiện nay (2015), Hiện nay có 89 quốc gia trên thế giới đã hủy bỏ án tử hình, và 28 quốc gia chưa xử tử người nào trong 10 năm qua, và 9 quốc gia chỉ áp dụng án tử hình trong các trường hợp đặc biệt (như tội ác chiến tranh), 74 quốc gia vẫn còn áp dụng. Tại Việt Nam, án tử hình chỉ áp dụng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, gồm: Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội giết người, tội hiếp dâm, tội phạm về ma túy, tội tham nhũng và tội ác chiến tranh. Nếu được ân giảm thì chuyển thành tù không thời hạn (chung thân).
  1. Số lượng nhân công trong các ngành sản xuất giá trị gia tăng ở Mỹ giảm xuống gần như bằng 0 nhờ tự động hóa, rô-bốt và trí thông minh nhân tạo.
  1. Tỷ lệ sống sót từ năm năm trở lên sau khi bị chẩn đoán bệnh bạch cầu đạt 100%.
  1. Là rừng mưa nhiệt đới lớn thứ hai thế giới, chỉ sau rừng Amazon nhưng đến năm 2040, rừng mưa Congo sẽ chỉ còn rộng bằng 2/3 so với hiện nay, do tình trạng phá rừng, khai thác quặng và sự khắc nghiệt của khí hậu. Trải dài trên 6 quốc gia, nơi đây là nhà của hơn 10,000 loại thực vật (30% trong số đó không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên Trái Đất), hơn 1000 loài chim, hơn 700 loài cá và 400 loài động vật có vú.
    7e49fa5663cfa1aa905484418da7bd9d
  1. Tính đến 2040, chỉ còn khoảng 5% dân số thế giới hút thuốc. Một số tin khác trong năm 2040 như là: đột phá trong công nghệ sản xuất Carbon nanotubes, thứ vật liệu có độ bền hơn thép hàng trăm lần, hiện tại các nhà khoa học mới chỉ sản xuất được vài cm carbon nanotubes. Một phát kiến khác là Claytronics, thứ vật liệu có thể thay đổi hình dạng, màu sắc, tính chất bên ngoài nhờ lập trình.
  1. Tại hội nghị thượng định Coppenhagen năm 2009, các nhà khoa học đã thống nhất với nhau rằng 2 độ C là mức tăng giới hạn đánh dấu sự nguy hiểm thực sự của việc nóng lên toàn cầu. Năm 2041, nhiệt độ trung bình toàn thế giới đã tăng vượt con số này. Băng tan ở cực và các dãy núi cổ xưa, châu Á thiếu nước trầm trọng, các quốc gia nằm dưới mực nước biển sắp bị xóa sổ khỏi bản đồ thế giới.
  1. Năng lượng mặt trời từ không gian bắt đầu được triển khai vì nhiều ưu điểm nó mang lại: hiệu suất cao hơn dưới mặt đất, thời gian hoạt động 24/7 (thay vì tối đa 12h một ngày như ở dưới mặt đất), không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, truyền điện năng xuống mặt đất thông qua các vệ tinh. Tất nhiên đây mới là sự khởi đầu của một ngành công nghiệp rất phát triển vào cuối thế kỷ 21 đầu thế kỷ 22.
  1. Dân số thế giới chạm mốc 9 tỷ người – chỉ mất 14 năm để con số này tăng từ 8 tỷ lên 9 tỷ! Trong giai đoạn chuyển giao giữa năng lượng hóa thạch (dầu mỏ) sang các nguồn năng lượng mới, sạch và có khả năng tái tạo, mức sống của đa phần các nước đa phần rất thấp.
  1. Một dự án đầy tham vọng hợp tác bởi nhiều quốc gia và tổ chức đó là đường cao tốc và đường sắt nối liền nhiều lục địa với nhau bắt đầu đi vào hoàn thành. Từ trước đến giờ trong lịch sử, những dự án góp phần đưa loài người tiến đến gần mục tiêu này hơn đó là đường sắt Tran-Siberia khởi công 1890, đường cao tốc Pan-America dài 48,000km đi từ Bắc Mỹ xuống Nam Mỹ, được mệnh danh là con đường dài nhất có thể đi bằng motor. Hay như đường hầm qua eo biển Manche đi vào hoạt động năm 1994, dài 37.9km. Cầu Øresund năm 2000 nối liền các nước Bắc Âu với Trung Âu. Đường hầm qua biển Fehmarn xây những năm 2020 nối liền Đức với Thụy Điển và Na-Uy. Cầu Sunda Strait nối liền hai đảo Sumatra và Java của Indonesia những năm 2020. Đường hầm qua eo biển Gibraltar nối liền Ma-rốc và Tây Ban Nha năm 2025. Cầu nối liền châu Phi và Trung Đông được xây cuối những năm 2020.

2045-2049. Rất nhiều loài động thực vật dần tuyệt chủng. Rạn san hô Great Barrier Reef ở Úc gần như bị tiêu diệt hoàn toàn, chỉ còn lại 2% diện tích ban đầu. Hơn 50% loài bướm đã biến mất. 30% loài động vật ở Mexico đã tuyệt chủng. Một nửa rừng nhiệt đới Amazon đã biến mất, kéo theo sự tuyệt chủng của hơn 2000 loài cây. 60% động vật đang được bảo tồn hiện nay ở châu Phi tuyệt chủng. 70% gấu trắng ở Cực không còn nữa, và dự đoán đến năm 2080 sẽ biến mất hoàn toàn.

  1. Sức mạnh của máy tính lúc này đã bằng hàng tỉ bộ não con người cộng lại với khả năng tự suy nghĩ, điều khiển và có thể gợi ý cho người dùng. Để theo kịp những thao tác của máy móc, việc cấy ghép các nanobot để hòa nhập tiềm thức vào máy móc là điều cần thiết. Các nanobots này cũng là tiền đề để phát triển virtual reality (thực tế ảo) đến mức hoàn hảo khó phân biệt ở thời gian sắp tới.
  1. Dân số Nhật Bản tụt xuống dưới 100 triệu người và dự tính đến năm 2100 chỉ còn 64 triệu người. Một vấn đề đau đầu mà chính phủ Nhật Bản đang phải giải quyết!
  1. Biển Chết nằm trên biên giới giữa Bờ Tây Israel và Jordan, trên thung lũng Jordan. Khu vực chứa nước bị hãm kín này có thể coi là một hồ chứa nước có độ mặn cao nhất trên thế giới (20% muối khoáng – cao gấp 6 lần biển bình thường, khiến cho nơi đây không hề có sự sống nào ngoài một số loại vi khuẩn). Biển Chết dài 76 km, chỗ rộng nhất tới 18 km và chỗ sâu nhất là 400 m. Bề mặt biển Chết nằm ở 417,5 m dưới mực nước biển, điểm thấp nhất trên mặt đất. Đến cuối thập kỷ 2040, Biển Chết gần như đã biến mất khỏi bản đồ.
  1. Rô-bốt trở thành điều bình thường trong các căn hộ và được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng cá nhân.
  1. Do áp lực của sức nóng vào các tháng mùa hè cao điểm, hiệu suất hoạt động của con người giảm từ 90% (đầu thế kỷ 21) xuống 80%. Nhiều môn thể thao và hoạt động ngoài trời đã bị hủy bỏ – với sự tăng cao của nhiệt độ và độ ẩm và khí hậu khắc nghiệt, con người buộc phải ở trong nhà nhiều hơn – một điều quan trọng dẫn đến cuộc cách mạng virtual reality sau này.

Thập kỷ 2050 đánh dấu một sự chuyển mình lớn của nhân loại. Những thành quả và khả năng phi thường của khoa học kỹ thuật mang lại cuộc sống dễ dàng hơn nhưng cũng đem đến khủng hoảng, mâu thuẫn, hỗn loạn và các thách thức về xã hội, đạo đức và giá trị truyền thống. Nhân loại lúc này đang đứng trước ngã ba đường để quyết định số phận của mình, vì từ sau thời điểm này, sẽ không có điểm quay đầu lại. Giàu nghèo sẽ càng cách biệt xa, những thế hệ trẻ đổ lỗi tại thế hệ đi trước khiến cho thế giới đi đến mức này. Mâu thuẫn giữa dân bản địa và người nhập cư. Căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc. Xử lý rác nước thải hiện là vấn đề trung tâm của mỗi quốc gia. Những tòa nhà thông minh, siêu hiện đại đang tạo ra một cuộc cách mạng mới trong việc hình thành các đô thị kiểu mới, tiến hóa lên mức tự cung tự cấp hoặc là chết. Phương tiện giao thông trên đường phố nhỏ gọn, không ô nhiễm và tự hành 100%. Video game và các trải nghiệm thực tại ảo (Virtual Reality) đã đạt gần đến mực thực tế với khả năng tạo ra các thế giới như trong Matrix. Du hành không gian với nhiều đột phá hứa hẹn sẽ giúp nhân loại đi ra ngoài Hệ Mặt trời trong vài năm tới. Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 3 độ và hứa hẹn đến cuối thế kỷ 21 sẽ là 5 hoặc 6 độ C.

  1. Máy chụp cộng hưởng từ cầm tay nhanh và dễ dàng như chụp một bức ảnh.
  1. Hồi kết của kỷ nguyên dầu mỏ kéo dài suốt 200 năm.
  1. Đã có người định cư trên sao Hỏa. Bán kính của Sao Hỏa xấp xỉ bằng một nửa bán kính của Trái Đất. Tỷ trọng của nó nhỏ hơn của Trái Đất, với thể tích chỉ bằng 15% thể tích Trái Đất và khối lượng chỉ bằng 11%. Diện tích bề mặt của hành tinh đỏ chỉ hơi nhỏ hơn tổng diện tích đất liền trên Trái Đất.

2060-2100: Hệ sinh thái và tự nhiên đang sụp đổ khi những yếu tố cuối cùng giúp duy trì sự cân bằng của môi trường Trái Đất đã bị vượt qua. Để sinh tồn và sống sót khỏi cuộc đại khủng hoảng cuối thế kỷ 21, nhân loại bước vào giai đoạn chuyển đổi hệ kinh tế, chính trị lớn nhất trong lịch sử. Dân số thế giới bắt đầu chững lại và giảm do chiến tranh, khủng bố, thảm họa tự nhiên, thời tiết, bệnh tật và điều kiện sống tồi tệ, chết đói. Dịch chuyển cán cân quyền lực, nội chiến, đại tị nạn rời khỏi những khu vực không thể sinh sống do môi trường bị hủy hoại đến mức không thể khôi phục. Thế giới chia thành hai cực: những nơi hỗn loạn và những quốc gia không bị ảnh hưởng thì đóng cửa biên giới, tự cung tự cấp phòng thủ. Nếu không nhờ trí thông minh nhân tạo, rô-bốt, công nghệ sinh học và công nghệ nano, có lẽ cuộc đại khủng hoảng này đã có thể tồi tệ hơn nhiều, thậm chí là dẫn đến sự diệt vong của loài người. Người ta vẫn nghi hoặc trước sự tiến hóa của trí thông minh nhân tạo, nhưng đứng trước cánh cửa của sự sống còn, trí thông minh đã chứng minh được sự cần thiết không thể thay thế của mình và sức ảnh hưởng của chúng lên xã hội con người. Các công nghệ vượt bậc mới được phát triển, những biện pháp ngắn hạn và dài hạn được đưa ra để khôi phục lại môi trường Trái Đất như trước kia. Giảm nồng độ C02, sự nóng lên của toàn cầu, axit hóa đại dương, lượng khí Nito trong khí quyển, tái chế tài nguyên, vật liệu… Đi kèm và hỗ trợ công nghệ kỹ thuật là một hệ thống kinh tế-xã hội hoàn toàn mới được áp dụng thay cho hệ thống cũ vốn đã lỗi thời, bất chấp sự níu kéo quyền lực tuyệt vọng của tầng lớp “thống trị”. Đến cuối thập kỷ 21, một sự hỗn loạn trong trật tự đã dần được duy trì, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức trước mắt và những thay đổi sẽ còn tiếp diễn trong thế kỷ tới, một thế kỷ của sự phát triển vững chắc thật sự.

  1. Khai thác quặng tự động trên mặt trăng, một trong số đó là Helium-3, một nguyên tố quan trọng dùng trong lò phản ứng nhiệt hạch, cực hiếm trên Trái Đất nhưng dư thừa trên Mặt Trăng. Một tàu con thoi chứa đầy Helium-3 đủ dùng cho phản ứng nhiệt hạch cung cấp năng lượng cho cả một quốc gia trong một tháng.
  1. Nhờ sự tiến bộ của khoa học, giáo dục trở thành điều hết sức dễ dàng và rẻ tiền, ngay cả với những người nghèo nhất. Các lớp học và trường học được thay thế bằng học qua mạng, học với trí thông minh nhân tạo và học trong môi trường thực tế ảo. Đến cuối những thập kỷ 2060, tỉ lệ mù chữ toàn cầu đã giảm xuống dưới 1%.
    sing
  1. Thời đại của Singularity bắt đầu chớm nở. Hẳn bạn đã nghe nhiều về Singularity, nhưng rốt cuộc khái niệm này nghĩa là gì? Ở thập kỷ 2050, một máy tính đã có khả năng suy nghĩ bằng tất cả nhân loại cộng lại. Và chúng sẽ còn tiếp tục tiến xa hơn thế nữa, quá tầm chúng ta có thể lĩnh ngộ. Không chỉ thực hiện các phép tính rất nhanh, các thao tác tự động hay sáng tác nhạc, mà còn lái được xe, viết sách, đưa ra những quyết định đạo đức, đáng giá hội họa tân kỳ, sáng tạo công nghệ mới, bình luận và trò chuyện như người. Không thể theo kịp máy móc, con người sẽ hội nhập chúng bằng cách cấy ghép các công nghệ mới lên người mình hoặc phải đều đặn nâng cấp nơ-ron thần kinh và trở thành một giống loài siêu việt hơn. Đó là khi Singularity bắt đầu.
  1. Công nghệ y học giúp làm chậm quá trình lão hóa của con người.
  1. Cuối những năm thập niên 2060 đầu 2070, những tòa nhà chọc trời có thể được xây dựng hoàn toàn bằng công nghệ nano, 100% bằng máy móc và quá trình này chỉ kéo dài tính bằng ngày.
  1. Hồi giáo vượt Thiên chúa giáo trở thành tôn giáo đông dân nhất thế giới. Dự tính đến năm 2100 sẽ có 34.9% dân số thế giới là Hồi giáo và 33.8% dân số theo Thiên chúa giáo.
  1. Năng lượng nhiệt hạch được đưa vào sử dụng rộng rãi. Với ưu điểm sạch, an toàn và hiệu suất lớn, tuy nhiên nó đến quá muộn để có thể ngăn chặn quá trình trái đất nóng lên.
  1. Đã vài thập kỷ trôi qua kể từ khi công nghệ nano được áp dụng vào quần áo. Giờ đây quần áo dùng công nghệ nano đã đạt đến độ hoàn hảo: không cần cả tủ quần áo nữa mà chỉ cần một bộ cho mọi ứng dụng, hình dáng, màu sắc, chức năng, chất liệu. Cộng thêm tính năng tự sửa chữa, tự làm sạch, tự khử mùi… hay có thể bảo vệ người mặc khỏi tai nạn, dao đâm….
  1. Dự án Vạn Lý Trường Thành Xanh của Trung Quốc, bắt đầu từ năm 2001 và kéo dài suốt 73 năm đã hoàn thành. Dài 4500km, bức tường xanh bao gồm hệ thống rừng có các loại cây chịu được cát này dùng để chống lại quá trình sa mạc hóa của sa mạc Gobi, vốn đang lấn xuống phía Nam với tốc độ 3km/năm.

2075-2080. Thang máy không gian đầu tiên đi vào hoạt động. Ý tưởng này không phải mới mà vốn đã tồn tại từ những năm 1895, nhưng mãi cho đến thế kỷ 21 với phát minh của carbon nanotubes, dự án này mới được nhìn nhận một cách nghiêm túc hơn. Mãi đến cuối thập niên 2040, khoa học mới có khả năng chế tạo ra carbon nanotubes đủ dài và chịu được áp suất lên đến 130 gigapascals của chiếc thang máy này. Ngoài ra còn phải tính đến độ rung lắc của dây cáp, lực hấp dẫn của Mặt trăng, bão Mặt trời… và nhiều yếu tố khác. Sau hơn 15 năm xây dựng thì chiếc thang máy đạt đến độ cao 47,000km đã đi vào hoạt động và có thể đưa 1000 tấn hàng lên quỹ đạo một ngày (bằng khối lượng của trạm không gian ISS – và được xây ròng rã trong mười năm)

  1. Tầng Ozon đã được phục hồi hoàn toàn. Khí Chlorofluorocarbons (CFCs) được phát minh vào những thập niên 1920, dùng trong tủ lạnh, điều hòa… là một trong nhiều nguyên nhân gây ra thủng tầng Ozon. Mãi đến năm 1975, việc sử dụng hóa chất này mới bị cấm, và 100 năm sau, những tổn hại mới được phục hồi hoàn toàn nguyên trạng.
  1. Nắng nóng kéo dài ở châu Âu khiến nhiều nơi nhiệt độ lên đến 50 độ C. Giai đoạn này cũng đánh dầu hồi kết của nông nghiệp kiểu truyền thống ở châu Âu.
  1. Người máy được sử dụng rộng rãi trong lực lượng hành pháp và cảnh sát. Thế giới hầu như dùng chung một loại tiền tệ, kinh tế ổn định, cân bằng và công bằng hơn. Lạm phát đã bị loại bỏ. Người nghèo gần như không bị ảnh hưởng bởi sự dao động của tiền tệ.
  1. Tỷ lệ sống sót hơn năm năm của ung thư não đạt tỷ lệ 100%. Hiện nay (2015), trung bình hàng năm có 13,000 người chết vì u não còn tỷ lệ sống sót hơn năm năm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: loại khối u, vị trí khối u, kích cỡ khối u, giai đoạn mấy khi được chẩn đoán, tuổi của bệnh nhân, khả năng vận động của bệnh nhân, khối u đã di căn đến đâu… Trung bình, ở trẻ em từ 0 đến 19 tuổi là 66% và 5% ở người già hơn 75 tuổi.

2085-2089. Nhờ các bước tiến trong công nghệ phản lực hạt nhân, lướt gió mặt trời… chi phí của các chuyến thám hiểm vũ trụ đã giảm xuống đáng kể, tiến tới chuyến du hành có người đầu tiên đến hệ sinh thái Sao Mộc.

  1. Tàu ống siêu thanh được sử dụng rộng rãi ở Nga, Bắc Âu, Mỹ và Canada với các con tàu hình trụ chuyển động lơ lửng trong các đường ống chân không, giúp tàu đạt vận tốc lên tới 6400km/h.
  1. Tây Nam Cực trở thành một trong những đô thị có tốc độ phát triển mạnh nhất thế giới.

Một số tin khác: Thám hiểm có người đến sao Thổ năm 2095, tỷ lệ sinh trung bình trên toàn thế giới giảm xuống hai con/một phụ nữ. 2099, mực nước biển tiếp tục dâng cao ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới. 80% diện tích rừng Amazon đã biến mất.
trends-in-working-hours-in-oecd-countries

  1. Thời gian làm việc trung bình của người dân các nước khối OECD là 20 tiếng/tuần. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (tiếng Anh: Organization for Economic Co-operation and Development; viết tắt: OECD) có mục đích là để tìm ra các chính sách phát triển kinh tế cùng phúc lợi của người dân. Nó là một diễn đàn dành cho các thành viên, hiện là chính phủ của 34 nước kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới cũng như 70 nước không phải là thành viên, cùng nhau bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề kinh tế cũng như các vấn đề chung khác. Hiện OECD có 34 thành viên, hầu hết trong số đó là các quốc gia có thu nhập cao. Hồi đầu những năm 1800, đa phần người dân châu Âu và Mỹ phải làm việc 70 đến 90 giờ một tuần, thậm chí là hơn. Sang đến thế kỷ 19 và 20 với các phong trào lao động và luật bảo hộ người lao động, đã có sự cải tiến đáng kể về số giờ lao động một tuần. Năm 1900 một người Mỹ phải làm 57 giờ một tuần, và con số này giảm xuống 49 tiếng vào thập niên 1920. Sau Thế chiến II, con số này thường dao động ở mức 40 tiếng cho đến đầu thế kỷ 21. Với sự phát triển của máy in 3D, rô-bốt, công nghệ nano, trí thông minh nhân tạo, con số này tiếp tục giảm mạnh xuống 30 tiếng một tuần vào năm 2040 và 20 tiếng một tuần vào năm cuối cùng của thế kỷ 21. Lúc này, con người coi trọng thời gian của mình để theo đuổi đam mê nghệ thuật và sáng tạo cái mới mà mình thực sự yêu thích hơn là tham gia sản xuất.
  1. Trí thông minh của con người được tăng lên đáng kể nhờ trí thông minh nhân tạo. Sự tự động hóa và kết nối ở mọi điểm của máy móc và trí thông minh nhân tạo đã đạt đến mức phần lớn sức lao động của loài người đã được thay thế bằng máy móc, ở mọi ngành nghề từ chính phủ, dịch vụ, quân sự cho đến sản xuất. Nhưng thay vì tồn tại như một thực thể độc lập, các trí thông minh nhân tạo thường kết hợp với con người để làm tăng mức độ nhận thức và xử lý của con người, cả thể chất lẫn tinh thần. Thế giới tràn ngập những con người siêu việt nhờ được lai tạo với máy móc, tuy nhiên vẫn có những con người thiểu số không chấp nhận việc này, và như một hậu quả tất yếu, họ bị tụt lại về phía sau do không thể theo kịp về sự phát triển trí óc. Thế giới lúc này mọi việc trở nên quá nhanh và lạ so với thế giới quan của họ.

Đầu thế kỷ 22, mực nước biển tiếp tục tăng khiến các thành phố duyên hải không ngừng chìm sâu xuống và có nguy cơ biến mất, bất chấp nỗ lực xây các rào chắn phòng thủ của các nước: New York, London, Hong Kong, Thượng Hải, Sydney… Với 10% tổng dân số thế giới sống ở ven biển, nhiều người dân đã buộc phải rời bỏ quê hương của mình để đi tìm sự sống mới. Tuy nhiên có một phương án đã được nhiều chính phủ tìm đến đó là những hòn đảo nhân tạo với khả năng tự cung tự cấp cho dân sống trên đó và có khả năng di chuyển khắp thế giới. Những thành phố di động này đảm bảo an toàn, an ninh còn hơn những thành phố trên mặt đất nhiều với khả năng cung cấp đủ nước ngọt cũng như thực phẩm gần như không giới hạn. Ngoài ra mọi căn hộ đều được trang bị thực tại ảo cho phép chủ nhân có thể biến nhà mình thành bất cứ thứ gì mình muốn, người máy phục vụ/bạn công nghệ cao cấp, bãi đáp máy bay, hồ bơi, rừng cây thật…

Những hòn đảo khổng lồ di động (thậm chí có thể có bán kính đến 10km) kiểu đó đặc biệt phổ biến ở Đông Nam Á vào thời điểm này, châu lục vốn bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thời tiết. Nước ngọt được lọc từ nước biển, thực phẩm được sản xuất cục bộ tại chỗ, năng lượng từ nhiều nguồn như năng lượng gió, sóng biển, năng lượng mặt trời, và thậm chí là cả nhiệt hạch với những phiên bản hiện đại.

  1. Quá trình Terraforming (Địa khai hóa) sao Hỏa bắt đầu được lên kế hoạch. Địa khai hóa là quá trình biến đổi một hành tinh, vệ tinh tự nhiên hoặc các thiên thể khác để có khí quyển, nhiệt độ và hệ sinh thái phù hợp cho cuộc sống con người. Ý tưởng về địa khai hoá đã tồn tại từ lâu trong khoa học viễn tưởng, và cả khoa học thực thụ. Hiện nay, vẫn còn nhiều kiến thức về địa khai hoá chỉ là giả thuyết. Tuy nhiên, dựa vào những gì đã biết trên Trái Đất, dường như con người có thể tác động vào môi trường theo một cách tính toán trước để làm nó thay đổi theo ý muốn. Sao Hoả được nhiều người cho là ứng cử viên sáng giá nhất cho địa khai hoá. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về khả năng làm tăng nhiệt độ và thay đổi khí quyển Sao Hoả. NASA đã từng tổ chức các cuộc trao đổi về chủ đề này. Tuy vậy, vẫn còn nhiều trở ngại phải vượt qua. Trở ngại lớn có thể bao gồm thời gian chờ đợi biến đổi quá dài, và tính khả thi của công nghệ. Ngoài ra còn có vấn đề về nhân chủng, giao thông, kinh tế, chính trị… Theo các lý thuyết của National Geographic và Discovery Channel đưa ra thì quá trình Terraforming bao gồm các bước sau: thay đổi khí quyển bằng cách thêm các loại khí thích hợp cho sự sống, tăng nhiệt độ bề mặt và áp suất không khí, chủ yếu là để nước tồn tại được ở dạng lỏng, tạo ra nguồn nước bằng cách làm tan băng ở cực/lấy nước từ thiên thạch, mưa nhân tạo. Tiếp theo là tạo ra nguồn sống thực vật, động vật. Xây dựng nhà cửa và những công trình cần thiết cho sự sống bằng in 3D và công nghệ nano.
  1. Trường lực – công nghệ có khả năng tạo ra lá chắn vô hình bằng trường lực, như chúng ta từng thấy trong các bộ phim viễn tưởng bắt đầu được đưa vào ứng dụng trong quân sự. Không chỉ được dùng trong chiến tranh mà trường lực còn được các chính phủ dùng để đóng cửa biên giới, bảo vệ các nguồn tài nguyên quan trọng, hay thậm chí là được những nhà giàu dùng để bảo vệ của cải.
  1. Sau làn sóng tị nạn ở giữa và cuối thế kỷ 21, hiện nay các thành phố đông dân trên mặt đất chủ yếu tập trung ở Bắc Âu, Canada, Nga và Tây Nam Cực. Để thích nghi với khí hậu khắc nghiệt và có thể chứa một lượng dân số lớn trong một diện tích chật hẹp như vậy, các mô hình thành phố kiểu mới là một xu thế không thể tránh khỏi, với nhân tố chính là những tòa tháp khổng lồ, đáp ứng được mọi nhu cầu từ cơ bản đến nâng cao nhất của con người. Với chiều cao có thể đến 2km và rộng vài km vuông, mỗi tòa tháp có thể chứa nhiều triệu người. Nhờ công nghệ nano cũng như sự tân tiến trong vận tải và xây dựng cộng thêm sự hoạt động ngày đêm không ngừng nghỉ của trí thông minh nhân tạo và người máy, những tòa tháp này có thể chịu đựng mọi thảm họa tự nhiên và đồng thời lại ít gây hại đến thiên nhiên hết mức có thể.
  1. Những người nhiều tiền giờ có thể số hóa não bộ của mình, không đơn giản chỉ là nhân đôi ra mà có thể hút hết ý thức và tiềm thức ra khỏi cơ thể gốc để tải sang một cơ thể mới – nửa người nửa máy hoặc hoàn toàn là máy. Tất nhiên, xã hội sẽ phân hóa và tranh cãi rất mạnh mẽ về vấn đề đạo đức của công nghệ này.
  1. Một cuộc di dân lớn (với mục đích chủ yếu là khoa học và nghiên cứu) lên Mặt trăng sắp bắt đầu. Với công nghệ tiên tiến của thang máy không gian, giá cả của việc di chuyển lên mặt trăng đã trở nên phải chăng hơn rất nhiều. Công nghệ nano giúp việc xây dựng cơ sở hạ tầng có thể hoàn thành trong vài ngày, thậm chí người có thể được biến đổi gen cho phù hợp với các điều kiện sống ở Mặt trăng. Du lịch Mặt trăng vào giai đoạn này cũng cực kỳ phát triển với hàng nghìn người đi tour lên Mặt trăng mỗi năm, bất chấp việc công nghệ thực tế áo (virtual reality) có thể giả lập khung cảnh Mặt trăng ở bất cứ đâu, hoàn hảo đến từng chi tiết. Hai địa điểm du lịch được ưa thích nhất ở đây là Mons Huygen (ngọn núi cao nhất Mặt trăng) và Tycho (miệng núi lửa nổi tiếng, vốn có thể nhìn thấy từ Trái Đất).
  1. Vào giữa thập kỷ 22, các tàu thăm dò đến các vì sao Alpha Centauri (Hai ngôi sao đôi này là những ngôi sao nằm gần Mặt Trời nhất – 4,37 năm ánh sáng, hay 63 nghìn lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời, tương ứng 38 nghìn tỷ km), Barnard’s Star (ngôi sao lùn đỏ cách Trái Đất sáu năm ánh sáng – ngôi sao gần thứ 4 Mặt trời) và Wolf 359 (ngôi sao gần Trái Đất thứ bảy – cách chúng ta 7.8 năm ánh sáng) đã đến được đích đến của mình sau nhiều thập kỷ. Những tàu nhanh nhất trong ba tàu này có thể đạt tốc độ 10% tốc độ ánh sáng (tức là 30 nghìn km/s). Năm 1977, NASA có phóng đi tàu Voyager I để thám hiểm liên hành tinh – dự tính phải mất hàng nghìn năm để đến được những nơi này nếu so sánh với các tàu hiện đại của thế kỷ 22 – được trang bị nhiều loại động cơ tiên tiến từ phản vật chất, phản lực hạt nhân và nhiều loại nhiên liệu thử nghiệm khác. Mỗi tàu được trang bị hệ thống trí thông minh nhân tạo cực kỳ mạnh mẽ, hệ thống điều khiển hoàn toàn tự động và người máy. Vỏ tàu được bảo vệ khỏi thiên thạch bằng trường lực.

Ý tưởng về công nghệ thực tế ảo (virtual reality – VR) đã được Stanley G. Weinbaum viết trong truyện ngắn Pygmalion’s Spectacles những thập niên 1930 về một loại mặt nạ có khả năng lưu trữ hình ảnh, mùi vị, âm thanh và cả xúc giác. Hay một ví dụ có lẽ dễ hiểu nhất là trong bộ phim Ma Trận năm 1999, khi chỉ cần cắm giắc điện tử vào người và tải một chương trình có sẵn là anh ta có thể trải nghiệm lại chương trình ấy một cách hoàn hảo y như thế giới thật. Về cơ bản, công nghệ VR trong tương lai được phát triển theo hướng FIVR (Full Immersion Virtual Reality) – tức là người dùng được cấy hàng trăm, hàng nghìn con nanobots siêu nhỏ giúp mô phỏng trải nghiệm ảo bằng cách kích thích trực tiếp vào các tế bào thần kinh – một trong những công nghệ đáng nhớ nhất của thế kỷ 21. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện cấy những con nanobot vào người mình. và hơn nữa, FIVR chỉ giả lập được thế giới thật ở một mức độ nhất định, chưa đến cấu trúc phân tử hay cập nhật được những thông số lượng tử thay đổi liên tục, tùy thuộc vào không gian và thời gian. Mặc dù máy tính vào thế kỷ 22 đã cực kỳ phát triển nhưng để mô phỏng được những thay đổi nhỏ nhất đến cấp độ phân tử, vẫn cần những máy tính với khả năng cấp cao hơn nữa. Chính vì thế, các nhà khoa học tiếp tục nỗ lực nghiên cứu một lĩnh vực khác có thể làm tiền đề đưa thực tế ảo lên một tầm cao mới – đó là Lattice Quantum Chromodynamics (Lattice QCD – mạng sắc động lực học lượng tử). Năm 2070, họ đã có thể mô phỏng được 1 con virus đến cấp độ lượng tử nhỏ nhất, năm 2140 là một mét khối không gian và theo như dự đoán, năm 2150 là có khả năng mô phỏng lại một môi trường rộng bằng một căn phòng trung bình mà không yêu cầu con người phải cấy hay đeo bất cứ phần cứng nào. Lĩnh vực này sẽ còn phát triển hơn nữa trong thế kỷ 23, không đơn giản là phục vụ nhu cầu giải trí của con người mà đáng kể nhất là trong lĩnh vực khoa học khi các nhà nghiên cứu có thể giả lập một môi trường Trái Đất mới, thay đổi một số thông số và tua nhanh đến hàng tỷ năm sau để xem tương lai của phiên bản Trái Đất đó sẽ khác ra sao với hiện tại.
4394552dcb27ee82e59b5fd6ca618891b75daab0

Năm 2160. Cuộc đại tuyệt chủng của thế kỷ trước (thế kỷ 21) đã chấm dứt nhưng những hậu quả nó để lại thì không hề nhỏ. Đại tuyệt chủng được định nghĩa khi xảy ra tuyệt chủng của hàng loạt loài động thực vật trên quy mô lớn trong một khoảng thời gian ngắn. Năm cuộc Đại tuyệt chủng đã từng xảy ra trên Trái Đất đó là: Một, Cuộc đại tuyệt chủng chấm dứt Đại cổ sinh, cách đây khoảng 440 triệu năm. Đây có thể là cuộc đại tuyệt chủng dữ dội thứ hai trong lịch sử nếu tính số loài bị tiêu diệt. Gần như mọi sự sống ở biển vào thời điểm đó và khoảng 85% các loài biến mất. Hai, cuộc đại tuyệt chủng cuối kỷ Devon cách đây khoảng 359 – 375 triệu năm, các thay đổi lớn về môi trường đã tiêu diệt hàng loạt dải san hô ngầm (ngôi nhà của nhiều loài sinh vật biển – kéo theo cái chết hàng loạt của phần lớn sinh vật biển) và ngăn chúng hình thành suốt 100 triệu năm. Ba, cuộc đại tuyệt chủng chấm dứt kỷ Pecmi – cuộc đại tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử và ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến hệ sinh thái Trái đất diễn ra cách đây 252 triệu năm. Gần như 90% các loài sinh vật biển và hơn 70% sinh vật trên cạn biến mất vĩnh viễn và chỉ còn hóa thạch sót lại. Bốn, Cuộc đại tuyệt chủng chấm dứt kỷ Triat, khủng long xuất hiện lần đầu tiên ở đầu kỷ Triat, nhưng các động vật lưỡng cư lớn và bò sát giống động vật có vú lúc này mới là những sinh vật thống trị trên cạn. Sự kiện tuyệt chủng này đã loại bỏ nhiều loài động vật lớn trên Trái đất, tạo điều kiện cho khủng long thống trị hành tinh suốt kỷ Jura và kỷ Phấn Trắng. Cuộc đại tuyệt chủng thứ năm, và cũng là sự kiện đại tuyệt chủng nổi tiếng nhất – cuộc đại tuyệt chủng chấm dứt kỷ Phấn trắng: một thiên thạch đâm vào Trái đất cách đây 65 triệu năm và được coi là nguyên nhân làm chấm dứt sự thống trị của khủng long trên Trái Đất. Chỉ có điều, năm cuộc đại tuyệt chủng trước là do tự nhiên, còn cuộc đại tuyệt chủng lần thứ Sáu sẽ là do con người. Tất nhiên vẫn còn nhiều loài vật được bảo vệ chặt chẽ trong các môi trường nhân tạo, còn để sinh tồn thực sự ngoài thế giới tự nhiên, chủ yếu là chuột, gián, các loại động vật họ chó…

  1. Sau một thế kỷ của năng lượng nhiệt hạch, con người vẫn tiếp tục miệt mài tìm kiếm những nguồn năng lượng mới mạnh mẽ hơn – như người ta vẫn nói, dù trong thời kỳ nào thì nguồn tài nguyên quan trọng nhất vẫn là năng lượng. Đến những năm 2180, các nhà máy điện tạo ra từ phản vật chất đã được đưa vào sử dụng rộng rãi. Năng lượng phản vật chất đã được các nhà khoa học đưa ra từ đầu thế kỷ 20, và từng xuất hiện trong phim Star Trek dưới dạng một loại phản vật chất được sử dụng giống như nhiên liệu với năng lượng cao để đẩy những chiếc tàu không gian đi nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng. Trước khi các nhà máy điện này xuất hiện, ở nửa cuối những năm thế kỷ 22 này đã có những tàu thăm dò không gian chạy bằng năng lượng phản vật chất với tốc độ 1/10 tốc độ ánh sáng.
  1. Sự gia tăng của chủ nghĩa khủng bố bằng thiên thạch, nhắm vào Trái Đất và các thành phố của con người trên Mặt Trăng, Sao Hỏa… Chủ yếu là đến từ các phong trào cực đoan chống người máy, trí thông minh nhân tạo, cấy ghép con người hoặc các thành phần tôn giáo cuồng tín…
  1. Đến những năm cuối thế kỷ 22, hàm lượng khí N2O trong khí quyển đã giảm xuống mức giống như trước thời kỳ công nghiệp, tức là ở mức 270 ppb (1ppb = 1/1000 000 000). “Nitơ oxit, thường được gọi là khí gây cười, là một oxit nitơ. Ở nhiệt độ phòng, nó không màu, không cháy, có mùi hơi ngọt và hương vị. Thường được sử dụng trong phẫu thuật và nha khoa để gây mê và giảm đau hiệu quả. Nó cũng được sử dụng như một chất oxy hóa trong tên lửa và xe đua để tăng sản lượng điện của động cơ. Ở nhiệt độ cao, nitơ oxit là một chất oxy hóa mạnh mẽ tương tự như oxy phân tử. Theo các nhà khoa học, N2O đã “qua mặt” chlorofluorocarbon (CFC) để trở thành loại khí phá hủy tầng ozone mạnh nhất (hơn 298 lần tác động trêb mỗi đơn vị khối lượng nếu so với khí carbon dioxide.”

Khái niệm lao động của con người đã hoàn toàn biến mất khỏi mặt đất. Theo thời gian, xu hướng giảm giờ làm từ thời kỳ Cách mạng công nghiệp tiếp tục đi theo chiều hướng và hoàn thành mục tiêu của mình vào những năm 2200. Ở phần lớn các quốc gia vào thời điểm này, các nhu cầu cơ bản của con người như thực phẩm, năng lượng, quần áo… gần như là miễn phí, công nghệ khiến bệnh tật, chiến tranh và thiếu thốn thực phẩm gần như bằng không. Mọi thứ đều được điều khiển, số hóa và hoạt động bằng máy móc. Các ngành nghề công cộng như cảnh sát hay cứu hỏa không còn cần thiết nữa vì đều đã được thay thế bằng rô-bốt, thậm chí là không cần, vì công nghệ nano cho phép mỗi ngôi nhà, công trình xây dựng có khả năng chống động đất, hỏa hoạn, thiên tai… Bệnh viện không còn cần thiết vì mỗi ngôi nhà đều có đầy đủ thiết bị chăm sóc y tế, thậm chí là nhờ các nanobot hoạt động 24/7 trong cơ thể. Con người bây giờ chủ yếu ở trong nhà, chìm trong các thế giới ảo có khả năng mô phỏng tương tác 100% thế giới thật để theo đuổi những đam mê sở thích về văn hóa, nghệ thuật, công nghệ, sáng tạo… Tất nhiên, nghe liệt kê ở đây thì rất hay nhưng quá trình chuyển đổi thế giới từ một xã hội tiền tệ sang một xã hội mà tiền là vô dụng không đơn giản và dễ chịu chút nào.

  1. Nỗ lực khôi phục lại hệ sinh thái tự nhiên trên Trái Đất đang được bắt đầu. Những hoạt động phá hoại của con người trong khoảng thời gian từ thế kỷ 19 cho đến cuối thế kỷ 22 đã làm tổn hại nặng nề môi trường sống trên Trái Đất, trong đó khiến một nửa số loài động thực vật trên hành tinh của chúng ta ( tức là khoảng 15 triệu loài) bị tuyệt chủng. Rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới Amazon, đã biến thành sa mạc từ 100 năm trước, băng tan ở cực khiến mực nước biển dâng cao gần hai mét so với cuối thế kỷ 20. Trái Đất biến đổi đến mức những thế hệ con người sinh sau sẽ không thể nhận ra nổi Trái Đất khi xem những bức ảnh phong cảnh và hoang dã hồi thế kỷ 20, mà phần lớn chỉ được tiếp xúc với những môi trường tự nhiên nhân tạo do con người tạo ra. Dẫu vậy, khi bước sang thế kỷ 23, công nghệ đã phát triển đến mức chúng ta có thể xây dựng những cơ sở hạ tầng trên khí quyển giúp kiểm soát khí hậu Trái Đất như mong muốn, với nỗ lực hồi phục lại những gì đã mất. Đây là một dự án khổng lồ sẽ kéo dài nhiều thập kỷ với việc nghiên cứu DNA và phục hồi lại những loài động thực vật đã tuyệt chủng và trả chúng về nơi sinh sống ban đầu trước khi có con người, khôi phục lại trạng thái địa chất ban đầu của Trái Đất, đưa các sa mạc và vùng đất chết trở về nguyên hiện trạng, đảo ngược quá trình oxit hóa của biển, sông hồ được khử độc để các loài sinh vật sống dưới nước có thể phát triển. Thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của con người bằng cách xây dựng lên trên cao hơn nữa chứ không mở rộng diện tích.
  1. Hệ thống kính viễn vọng Light Year Array đi vào hoạt động. Hiện nay vào thời điểm 2015, hệ thống kính viễn vọng lớn nhất thế giới là Very Large Array ở New Mexico (Mỹ). Một dự án khác cũng đang được tiến hành đó là Square Kilometre Array. Dự án Square Kilometre Array (SKA) là một trong những dự án khoa học chung của hơn 20 quốc gia và khoảng 70 tổ chức với kinh phí gần một tỷ $ nhằm xây dựng một kính viễn vọng vô tuyến khổng lồ từ khoảng 3.000 ăng-ten nằm rải rác trên diện tích khoảng 1,2 km2 ở hai quốc gia Nam Phi và Úc. Dự án sẽ bắt đầu khởi công từ năm 2018-2023 cho giai đoạn đầu và tiếp tục xây dựng giai đoạn 2 bắt đầu từ năm 2023-2030. Hệ thống kính viễn vọng khổng lồ này hứa hẹn sẽ cung cấp một lượng thông tin khổng lồ thu thập được từ vũ trụ mà theo tính toán là gấp 70 lần so với lượng thông tin trao đổi trên Internet trong vòng 1 năm, một bước tiến vô cùng quan trọng giúp các nhà khoa học tiến gần hơn tới việc khám phá những điều còn bí ẩn đến từ vũ trụ xa xôi. Gọi hệ thống này là Light Year Array vì nó có khả năng thu thập được mọi dữ liệu trong đường kính một năm ánh sáng nhờ hệ thống hàng triệu kính viễn vọng hiện đại để tạo ra một bản đồ vũ trụ 3D chi tiết chưa từng có, góp phần vào công cuộc giả lập quá khứ và tương lai của vũ trụ.
  1. Lúc này, các tàu chạy bằng năng lượng phản vật chất đã có thể đạt đến tốc độ 90% vận tốc ánh sáng, giống như trong Star Trek.
  1. Thiên chúa giáo và tôn giáo nói chung gần như đã biến mất khỏi nước Mỹ, quá trình này có thể nói là chậm nếu so với ở châu Âu, tôn giáo đã biến mất hơn 100 năm trước.
  1. Con người đã đạt đến mức I trên thang đo Kardashev. Đây là một phương pháp đo mức phát triển của một nền văn minh. Dù mang tính lý thuyết, thang Kardashev đã miêu tả một hướng đi khá chuẩn xác của các nền văn minh bằng cách gắn liền nó với việc sử dụng năng lượng. Nó được đề xuất lần đầu tiên bởi nhà thiên văn học Xô Viết Nikolai Semenovich Kardashev vào năm 1964. Căn cứ vào khả năng lợi dụng năng lượng cũng như mức độ thực dân hóa không gian của một nền văn minh, ba bậc văn minh được đưa ra: loại I có thể sử dụng được toàn bộ nguồn năng lượng và điều khiển khí hậu trên hành tinh mẹ; loại II là toàn bộ hệ mặt trời của nó; và loại III có thể sử dụng năng lượng trong một thiên hà chứa hành tinh mẹ. Khoa học viễn tưởng cũng đã đề cập tới loại IV, trong đó văn minh đã làm chủ mọi nguồn lực trong vũ trụ của nó, và loại V, mọi vũ trụ.

Độ phát triển của nền văn minh loài người từ năm 1900 đến 2250 theo thang đo Kardashev. Vị trí hiện nay của văn minh loài người là nằm phía dưới loại I của thang Kardashev, hiện nay được gọi là “loại 0″ hay gọi bằng chỉ số K (tính theo công thức logarit của Sagan).

  1. Tăng tốc sự phát triển trên các hành tinh trong hệ Mặt trời. Đây là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm. Đa phần các thiên thể quay quanh Mặt Trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh (ngày xưa là chín do tính cả sao Diêm Vương, Sao Diêm Vương được phát hiện lần đầu tiên và mang danh hiệu “hành tinh” vào năm 1930, tuy nhiên, nó đã nhanh chóng bị tước đi tên gọi này kể từ sau cuộc họp của hơn 3000 nhà thiên văn và khoa học thuộc Hiệp hội Thiên văn quốc tế (IAU) tại Praha, CH Séc vào tháng 8/2006. Thực ra sao Diêm Vương là thành viên lớn nhất của một vùng riêng biệt được gọi là Vành đai Kuiper, một vàng đai gần giống các tiểu hành tinh nhưng rộng lớn hơn nhiều). Bốn hành tinh nhỏ vòng trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa – người ta cũng còn gọi chúng là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại. Bốn hành tinh khí khổng lồ vòng ngoài có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với 4 hành tinh vòng trong. Hai hành tinh lớn nhất, Sao Mộc và Sao Thổ có thành phần chủ yếu từ Heli và Hydro; và hai hành tinh nằm ngoài cùng, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương có thành phần chính từ băng, như nước, amoniac và mêtan. Lúc này công nghệ đã vượt quá tầm hiểu biết và lĩnh hội của đa số chúng ta. Như ở trên sao Thủy, các thuộc địa được xây dựng trên một con tàu siêu khổng lồ chạy vòng quanh xích đạo sao Thủy theo đúng tốc độ quay của hành tinh này để đảm bảo rằng, Mặt trời ở đó không bao giờ lặn – để duy trì độ sáng và nhiệt độ thích hợp cho con người. Trên Sao Kim, các quy trình terraforming để biến đổi khí hậu hành tinh này đang được bắt đầu. Mặt Trăng trở thành nơi đông dân nhất trong các thuộc địa của Trái Đất với hàng triệu người định cư lâu dài. Sao Hỏa tuyên bố độc lập với Trái Đất. Sao Thổ, Sao Mộc vẫn đang được tích cực nghiên cứu và xây dựng với một mạng lưới rô-bốt và người máy dày đặc.
  1. Phát hiện ra có dấu vết của vi khuẩn trên một hành tinh khác.
    su
  1. Những con người với siêu năng lực nhờ nanobot, nâng cấp nơ-ron thần kinh và can thiệp vào cơ thể người ở cấp độ tế bào – thậm chí là bất tử. Tuy nhiên vẫn có những cộng đồng con người, nhỏ hẹp từ chối những nâng cấp này và trung thành với cơ thể nguyên gốc.
  1. Tàu Voyager I trôi dạt đến được đám mây Oort. Tàu vũ trụ Voyager 1 là một tàu thăm dò vũ trụ rô-bốt nặng 722-kilôgam, tốc độ 45km/s hoạt động ở ngoài Hệ Mặt trời và xa hơn nữa, được phóng đi ngày 5 tháng 9 năm 1977. Nó vẫn nhận các lệnh điều khiển và truyền thông tin về Trái Đất, hiện nó đang theo đuổi sứ mệnh mở rộng để định vị và nghiên cứu các biên giới của Hệ mặt trời, gồm cả vành đai Kuiper và phía ngoài. Nhiệm vụ đầu tiên của nó là tới thăm Sao Mộc và Sao Thổ; là nó là tàu vũ trụ đầu tiên cung cấp các hình ảnh chi tiết về các Mặt Trăng của hai hành tinh này. Đám mây Oort là một đám mây bụi khí, sao chổi và vẩn thạch khổng lồ, có tên chính xác là Đám mây tinh vân Oort, bao quanh Hệ Mặt Trời với đường kính 1 năm ánh sáng. Nó gồm có hai phần: đám mây phía trong và đám mây phía ngoài cách mặt trời khoảng 30.000 đến 50.000 đơn vị thiên văn (1 đơn vị thiên văn là khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời, nghĩa là khoảng 150 triệu km). Theo giả thuyết, các sao chổi được hình thành tại đây, và 50% số sao chổi trong Hệ Mặt Trời được tạo thành từ đám mây phía trong. Đám mây Oort được hình thành từ thời khi Hệ Mặt Trời còn là những đám mây bụi khí. Khi lực hấp dẫn lớn dần lên, nó kéo các khí và bụi lại gần nhau, tạo thành Mặt Trời và các hành tinh. Nhưng phần bên ngoài, do lực hấp đẫn không đủ mạnh, nên chúng vẫn còn lơ lửng trong vũ trụ. Chúng hình thành nên đám mây Oort, ranh giới cuối cùng của Hệ Mặt Trời. Dự tính Voyager I phải mất 30 nghìn năm để trôi dạt qua đám mây này.

Năm 2500, Sau hàng trăm năm, sao Hỏa đã được địa khai hóa (terraforming) 100%, trở thành một nơi hoàn toàn có thể sinh sống bình thường như Trái Đất. Nhưng không phải là không có những vấn đề xã hội nghiêm trọng trên hành tinh này khi ngay từ khi bắt đầu quá trình địa khai hóa khi có sự phân hóa giữa hai phe “Đỏ” – muốn gìn giữ sự tự nhiên, hoang sơ, thô ráp của hành tinh đỏ và phe “Xanh” – muốn biến sao Hỏa thành một Trái Đất thứ hai. Những tấm gương khổng lồ được đặt trên quỹ đạo để tập trung ánh sáng Mặt trời vào hai cực, để làm tan băng. Nuôi cấy vi khuẩn nhân tạo để chuyển hóa CO2 thành oxy và các nhà máy sản xuất CO2 giúp tăng nhiệt độ hành tinh lên mức sống được. Điều hướng các thiên thạch giàu nước/băng rơi xuống sao Hỏa mà không gây va chạm nhằm gia tăng nguồn nước. Vấn đề khó khăn nhất là sao Hỏa không có từ trường bao quanh giống như Trái Đất, giúp bảo vệ sinh vật nơi đây khỏi tia cực tím và các loại phóng xạ có hại từ Mặt trời. Một giải pháp đã được đưa ra là xây một vòng siêu dẫn dài hàng chục nghìn cây số quanh quỹ đạo sao Hỏa để tạo ra từ trường nhân tạo

Năm 2600, nhựa và rác thải công nghiệp đã hoàn toàn tự tiêu hủy khỏi môi trường sinh thái trên Trái Đất.

Năm 2700, sao Kim đã được địa khai hóa thành công, trở thành Trái Đất thứ ba với hai lục địa chính: Aphrodite và Ishtar (Ishtar là nữ thần Babylon hiện thân của tình yêu, sinh sản và chiến tranh, còn Aphrodite và Venus là nữ thần tình yêu/sắc đẹp trong thần thoại Hy Lạp và La Mã).

Năm 3100, loài người lúc này đã tiến lên cấp II trong thang đo văn minh của Kardashev. Dưới sự chỉ đạo của các siêu siêu siêu máy tính, các tàu vũ trụ tự sinh nhờ công nghệ nano và vật liệu từ các thiên thạch, hành tinh, vành đai Kuiper và đám mây Oort, một công trình to nhất trong lịch sử loài người được tiến hành xây dựng. Đó là vòm Dyson, một hệ thống bọc quanh một ngôi sao và hấp thu hầu hết năng lượng tỏa ra của ngôi sao đó. Vòm Dyson có kích cỡ to ngang với các lỗ đen Gargantua, với đường kính kéo dài từ Mặt trời cho đến sao Mộc, nhằm hút hết năng lượng do Mặt trời tỏa ra vũ trụ (ước tính khoảng 386 yottajoules/giây, 1 yottajoule = 10 mũ 24 joules, để cho dễ hiểu hãy hình dung theo số liệu năm 2010, một năm cả nhân loại sản xuất ra được 510 exajoule, 1 exajoule bằng 10 mũ 18 Joules). Ngoài ra vòm Dyson còn có tác dụng che chắn Hệ Mặt trời khỏi các tia vũ trụ có hại và tạo ra một không gian sống mới với diện tích gấp hàng tỉ lần bề mặt Trái Đất. Lúc này thám hiểm không gian đã trở thành chuyện bình thường khi phạm vi cư trú của nhân loại là trong bán kính 1000 năm ánh sáng (2% chiều dài của Dải Ngân Hà).

Năm 3500, Cực từ trường Trái Đất sẽ đảo ngược, đây là một hiện tượng thường xảy ra 300,000 năm một lần, nhưng lần gần đây nhất Trái Đất đảo cực là 780,000 năm trước, tức là đã quá lâu không xảy ra so với dự kiến. Từ năm 1900, từ trường của Trái Đất đang giảm cường độ 6% trên một trăm năm và theo dự đoán đến năm 3500 cực Trái Đất sẽ bị đảo ngược hoàn toàn.

Năm 4000. Bộ môn khoa học máy tính đã đạt đến giới hạn đỉnh cao nhất và không còn gì nằm trong các quy luật vật lý có thể nghiên cứu thêm được nữa. Bắt đầu từ đây, ngành khoa học này đã bị dừng nghiên cứu và phát triển.

Năm 10,000 đến 15,000 – siêu sao Eta Carinae trở thành Hypernova. Hypernova là một ngôi sao đặc biệt lớn sụp đổ vào cuối tuổi thọ của nó. Cho đến những năm 1990, nó dùng để chỉ một vụ nổ với năng lượng bằng năng lượng của hơn 100 siêu tân tinh (trên 1048 J), sau những năm 1990, thuật ngữ đã được sử dụng để mô tả các siêu tân tinh của những ngôi sao lớn nhất, các sao cực siêu khổng lồ, có khối lượng từ 100 đến hơn 300 lần so với Mặt Trời. Eta Carinae, nằm bên trong tinh vân Keyhole (NGC 3372) phía Nam chòm sao Carina. Eta Carinae được xếp vào các siêu cực sao hạng lớn, có khối lượng cực lớn, có thể gần 120 tới 150 lần Mặt Trời, và sáng gấp 4 đến 5 triệu lần. Bức xạ của Eta Cariane phát ra khi chết mạnh đến mức nhiều hệ hành tinh trong Dải Ngân Hà cách nó hàng nghìn năm ánh sáng cũng bị ảnh hưởng và dẫn đến diệt chủng. Tuy nhiên Trái Đất không bị ảnh hưởng gì bởi vụ nổ này, và cũng không có siêu cực sao nào đủ gần Trái Đất để có thể gây nguy hiểm khi trở thành hypernova.

Năm 12,000. Mặt trời của chúng ta đi ra khỏi đám mây liên sao địa phương. Chúng ta sẽ nói qua một chút về vị trí của Trái Đất trong vũ trụ. Trái Đất thuộc Hệ Mặt Trời. Hệ Mặt Trời chỉ là một phần nhỏ trong Đám mây Liên sao Địa phương. Đám mây Liên sao Địa phương là đám mây liên kết sao lại (cách nhau khoảng trên 30 năm ánh sáng) và hiện tại Hệ Mặt Trời của chúng ta đang di chuyển trong đám mây liên kết ấy. Hệ Mặt Trời từng đi vào trong Đám mây Liên sao Địa phương trong khoảng thời gian từ 44.000 đến 150.000 năm trước Công Nguyên và dự kiến sẽ vẫn còn bên trong đám mây cho đến năm 12,000. Đám mây liên sao lại nằm trong cụm Bong bóng Địa phương (Local Bubble). Nơi đây tập trung một lượng khí hydro với mật độ khoảng 0,05 cm mỗi nguyên tử khối, và kéo dài ít nhất 300 năm ánh sáng. Các bong bóng địa phương là kết quả của một vụ nổ siêu tân tinh trong khoảng từ 2 đến 4 triệu năm. Nhánh Orion Bong bóng Địa phương là một phần nhỏ của nhánh Orion (Orion Arm). Nhánh Orion lại là một nhánh xoắn ốc nhỏ của Dải Ngân Hà, có chiều rộng 3,500 năm ánh sáng và chiều dài xấp xỉ 10,000 năm ánh sáng. Hệ Mặt Trời và Trái Đất của chúng ta nằm trong nhánh Orion. Nó còn được gọi là Nhánh Địa phương, Local Spur (Cựa Địa phương), hoặc Orion Spur (Cựa Orion). Nhánh Orion là một trong nhiều nhánh gọi là các nhánh địa phương của Ngân Hà. Có tất cả 12 nhánh xoắn về phía trung tâm Ngân Hà. Dải Ngân Hà là một thiên hà xoắn ốc chặn ngang kiểu SBbc theo phân loại Hubble (dạng thiên hà hình đĩa có các nhánh liên kết không chặt chẽ và có phần gần trung tâm lồi hẳn lên), đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng. Khoảng cách từ Mặt Trời đến trung tâm dải Ngân Hà khoảng 27.700 năm ánh sáng. Thiên hà gần thiên hà của chúng ta (thiên hà của chúng ta tên là Dải Ngân Hà) nhất là thiên hà Andromeda (cách ta 2.5 triệu năm ánh sáng). Ở một cấp bậc cao hơn nữa là Quần tủ thiên hà. Quần tụ thiên hà là tập hợp của nhiều thiên hà gần nhau dưới tác dụng của lực hấp dẫn. Kích thước của quần tụ thiên hà có thể từ 5.000.000 năm ánh sáng đến hàng tỷ năm ánh sáng. Khoảng cách trung bình giữa các thiên hà trong cùng một quần tụ thiên hà là khoảng 2.500.000 năm ánh sáng. Về cấu tạo, quần tụ thiên hà có nhiều thiên hà bầu dục ở trung tâm, xung quanh là các thiên hà xoắn ốc và thiên hà vô định hình. Quần tụ thiên hà của chúng ta có tên là quần tụ thiên hà Địa phương, gồm 3 thiên hà xoắn ốc là Ngân Hà, thiên hà Andromeda (thiên hà Tiên Nữ, M31), thiên hà M33, nhiều thiên hà bầu dục và các thiên hà vệ tinh (đám đại tinh vân Magellan và tiểu tinh vân Magellan là 2 thiên hà vệ tinh của Ngân Hà). Khoảng không giữa các thiên hà là tập hợp các đám bụi mây khí khổng lồ. Cao hơn quần tụ thiên hà là siêu đám thiên hà, mỗi siêu đám thiên hà chứa hàng trăm quần tụ thiên hà. Vũ trụ quan sát được chứa nhiều hơn 80 tỷ thiên hà, chia đều trong hàng triệu siêu đám thiên hà trong vũ trụ quan sát được. Siêu đám thiên hà chứa Ngân Hà của chúng ta tên là siêu đám Xử Nữ, đường kính 110 triệu năm ánh sáng. Rìa của chân trời vũ trụ cách chúng ta 13,7 tỷ năm ánh sáng. Do vũ trụ đã không ngừng nở, tại thời điểm 2015 hiện nay, rìa đó đã đi được đến khoảng cách khoảng hơn 46,6 tỷ năm ánh sáng, là bán kính của Vũ trụ quan sát được (tức là một khối cầu có tâm tại điểm quan sát của chúng ta trên Trái Đất). Như vậy, thể tích đồng hành của vũ trụ quan sát được là 4,2 mũ 1032 năm ánh sáng khối. Chúng ta nằm ngay tại tâm của vũ trụ quan sát được, nhưng không phải tại tâm của toàn thể vũ trụ.

Năm 22,000. Mức phóng xạ ở nơi xảy ra thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986 trở lại mức bình thường, an toàn cho con người.

Năm 30,000. Trái Đất của chúng ta nằm cách tâm của Dải Ngân Hà 27,000 năm ánh sáng. Sau nhiều thiên nhiên kỷ ròng rã, những lứa tàu vũ trụ có tốc độ ánh sáng đầu tiên đã đi đến được tâm Dải Ngân Hà. Tại đây tồn tại siêu hố đen Sagittarius A* và hơn 10,000 hố đen khác. Cứ 1 triệu năm, một hố đen tại tâm Ngân hà sẽ dần bị nuốt vào siêu hố đen này. Với tốc độ này, khoảng 10.000 hố đen sẽ bị nuốt hết sau vài tỷ năm, làm khối lượng siêu hố đen tăng thêm khoảng 3%. Hiện nay, khối lượng Sgr A* gấp 3,7 triệu lần khối lượng mặt trời.

Năm 52,000. Hàm lượng khí CF4 do con người tạo ra đã hoàn toàn bị hấp thụ hết. CF4 với tên khoa học là Tetrafluoromethane là một trong những loại khí dùng nhiều trong công nghiệp, gây ra hiệu ứng nhà kính sống dai nhất, hơn nhiều so với CO2, CO, SO2, N2O, CH4…

Năm 52,000. Hộp thời gian KEO quay trở lại khí quyển Trái Đất. Đây là một dự án được UNESCO vạch ra năm 1999 và coi nó là “Dự án của thế kỷ 21″ khi phóng một chiếc hộp thời gian dưới dạng vệ tinh lên quỹ đạo Trái Đất và lưu lại những thông điệp dành cho nhân loại 50,000 năm sau. Đầu tiên KEO được lên kế hoạch phóng lên vũ trụ năm 2003, sau đó bị dời sang 2006, rồi sang 2007, 2010, 2012, 2013 và theo thông tin mới nhất, sẽ khởi động vào 2015. Mỗi một cư dân trên mặt đất đều được khuyến khích gửi thông điệp vào trong chiếc hộp thời gian này mà không hề có kiểm duyệt, ngoài ra trong hộp thời gian còn có một viên kim cương chứa bên trong một giọt máu người được lựa chọn ngẫu nhiên, các mẫu đất, nước biển, không khí của Trái Đất. Trên mặt viên kim cương được khắc chuỗi DNA của con người. Ngoài ra còn có một chiếc đồng hồ thiên văn, ảnh chụp con người của tất cả các nền văn hóa và một phiên bản hiện đại của cuốn bách khoa toàn thư Alexandria.

100,000 năm. Sao VY Canis Majoris phát nổ. VY Canis Majoris (VY CMa) là một sao cực siêu khổng lồ đỏ nằm trong chòm sao Đại Khuyển (Canis Major). Đây là ngôi sao có đường kính lớn nhất từng được biết đến và một trong những ngôi sao sáng nhất hiện nay con người biết đến. Bán kính của VY CMa tương đương 1800 tới 2100 lần bán kính Mặt Trời, tức là ánh sáng mất tám tiếng để đi hết một vòng chu vi ngôi sao này. Nằm cách Trái Đất 5000 năm ánh sáng, VY Canis Majoris nổi tiếng là một ngôi sao không bền vững và đã trở thành siêu tân tinh sau 100,000 năm. Vụ nổ này sáng đến mức có thể nhìn rõ bằng mắt thường từ Trái Đất vào giữa ban ngày.

Năm 200,000. Bản đồ các chòm sao đã thay đổi hoàn toàn đến mức không thể nhận ra được.

Năm 298,000. Tàu Voyager II trôi dạt đến ngôi sao Sirius. Giống như tàu Voyager I, Voyager II là tàu thăm dò không người lái được phóng đi năm 1977. Cho đến năm 2010, Voyager II đã đi được quãng đường hơn 13 nghìn tỷ km, ở sâu trong đĩa phân tán, và đang bay vào vũ trụ sâu thẳm với tốc độ khoảng 3,264 AU mỗi năm. Dự tính chúng ta sẽ còn chỉ nhận được các tín hiệu sóng radio từ Voyager II cho đến năm 2025. Nếu cứ tiếp tục theo quỹ đạo hiện tại, tàu sẽ tiếp cận ngôi sao Sirius trong gần 300,000 năm nữa. Sirius hay còn được gọi là sao Thiên Lang, là một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời, vì độ lớn cũng như là khoảng cách gần Trái Đất của nó (cách Trái Đất chỉ có 8.6 năm ánh sáng).

Một triệu năm sau công nguyên. Lúc này, người thuần chất gần như chỉ còn rất ít mà chủ yếu là người lai máy và các thực thế thông minh nhân tạo. Mặc dù tự do nhưng những người này không có ảnh hưởng gì dù là nhỏ nhất đến loài người hay vũ trụ. Phần lớn nhân loại đã từ bỏ cơ thể sinh học của mình để đạt đến trạng thái gần như bất tử. Toàn bộ Dải Ngân Hà đã được khám phá và sinh sống. Những con tàu vượt tốc độ ánh sáng trở nên bình thường giúp cho việc thám hiểm các dải thiên hà kế cận trở nên khả thi. Các hệ thống máy tính có độ lớn bằng một hành tinh trở nên thông dụng và tràn ngập không gian với khả năng tương tác với nhau như một sinh vật có trí thông minh và tiềm thức.

1,4 triệu năm sau Công nguyên. Đám mây Oort (Oort Cloud) bị phá hủy do sao lùn đỏ Gliese 710 tiến lại gần.

Hai triệu năm sau Công nguyên. Tàu Pioneer 10 tiếp cận sao Aldebaran, một ngôi sao khổng lồ lùn đỏ loại K5 màu cam. Nó phát sáng gấp khoảng 153 lần so với độ sáng của Mặt Trời. Tàu thăm dò Pioneer 10 (Người Mở Đường 10) được phóng ngày 03/03/1972 nhằm tham gia vào quá trình khám phá các hành tinh thuộc nhóm 2 của hệ Mặt Trời. Với khoảng cách 12h ánh sáng tới Trái Đất (gấp đôi khoảng cách từ sao Diêm Vương tới Mặt Trời), Pioneer 10 hiện đang nằm ở ranh giới giữa khu vực chịu ảnh hưởng của Mặt Trời và khoảng không bao la giữa các vì sao. Con tàu này bị đẩy khỏi lực hút của Mặt Trời và tiếp tục chuyển động ra phía ngoài với vận tốc khoảng 45.000 km/h. Tàu Pioneer 10 mang trên mình nhiều thành tích đáng nhớ: là con tàu đầu tiên của loài người vượt qua được vành đai tiểu hành tinh, là con tàu đầu tiên khám phá sao Mộc và đây cũng là lần đầu tiên con người biết sử dụng lực hấp dẫn của hành tinh để tăng tốc cho tàu thăm dò và để nó thoát khỏi sức hút của chính hệ Mặt Trời. Con tàu thăm dò nặng 258 kg này mang theo một ăngten parabol đường kính 2.74m, bốn máy phát điện nguyên tử với tổng công suất 165W, ba hệ thống tên lửa đẩy và một số camera, máy đo bức xạ khác. Mặc dù nằm cách rất xa Mặt Trời nhưng nhiệt độ trên con tàu này luôn được duy trì ở mức 23-38 độ C. Pioneer 10 cũng mang theo một tấm kim loại trong đó vẽ hình ảnh một người đàn ông, một người đàn bà và một bản đồ chỉ dẫn vị trí của Trái Đất trong Ngân Hà nhằm gửi đến cho một nền văn minh ngoài Trái Đất.

6,8 triệu năm sau công nguyên. Những DNA lưu trữ từ thế kỷ 21 đã hoàn toàn bị tiêu hủy. Ngay cả khi giữ DNA ở nhiệt độ lý tưởng âm 5 độ C, chúng cũng sẽ bị phân hủy sau 6.8 triệu năm.

7,2 triệu năm sau công nguyên. Núi Rushmore đã bị ăn mòn hoàn toàn. Đá Granit có tốc độ ăn mòn vào khoảng 2.5cm trong 10,000 năm.

7,6 triệu năm sau công nguyên. Vệ tinh Phobos của sao Hỏa bị hành tinh này bóp nát bởi trọng lực. Do có quỹ đạo ngắn hơn của Sao Hỏa một ngày nên cứ một thế kỷ, vệ tinh này lại tiến lại gần sao Hỏa 20 mét. Đến năm 7,6 triệu Phobos sẽ tiến đến giới hạn Roche – là một khoảng cách gần nhất mà hai thiên thể có được. Nếu vượt qua khoảng cách đó, thiên thể nhỏ hơn trong hai thiên thể sẽ bị vỡ vụn. Tương tự với Triton, vệ tinh lớn nhất của Sao Hải Vương.

10 triệu năm sau. Vụ nổ sao T Pyxidis cách Trái Đất hơn 3000 năm ánh sáng có thể gây ra đủ bức xạ gamma gây tuyệt chủng tất cả các sinh vật trên Trái Đất nếu không có biện pháp bảo vệ.

27 triệu năm sau công nguyên. Các nhà thiên văn thông báo một đám mây khí hydro khổng lồ đang tăng tốc và có thể sẽ va chạm với dải Ngân hà. Mang tên “Đám mây của Smith” (Smith’s Cloud) có thể tạo ra một cảnh tượng pháo hoa ngoạn mục khi va đập với Dải Ngân Hà của chúng ta trong vòng 20 – 40 triệu năm tới. Họ tin rằng đám mây này chứa đủ lượng hydro để sinh ra hàng triệu ngôi sao như mặt trời. Khi nó tiếp xúc hoàn toàn với thiên hà của chúng ta, đám mây có thể khởi đầu cho sự bùng nổ những sao mới hình thành trong dải Ngân hà.

30-40 triệu năm sau công nguyên. Một thiên thạch với đường kính 10 đến 20km sẽ đâm xuống Trái Đất, hiện tượng kiểu này có xu hướng xảy ra một trăm triệu năm một lần và lần gần đây nhất, 65 triệu năm trước công nguyên đã khiến cho loài khủng long tuyệt chủng.

50 triệu năm sau công nguyên. Do sự dịch chuyển của các mảng địa chất, châu Phi sát nhập vào với châu Âu, tạo thành một dãy núi mới có khả năng cao ngang ngửa dãy Himalaya.

100 triệu năm sau Công Nguyên. Vành đai Sao Thổ đã biến mất hoàn toàn. Vành đai Sao Thổ là hệ vành đai hành tinh mở rộng nhất trong mọi hành tinh của hệ Mặt Trời. Chúng chứa vô số các hạt nhỏ, kích cỡ từ vài micro mét đến hàng mét, tụ tập thành đám bụi quay quanh Sao Thổ. Các hạt của vành đai cấu thành chủ yếu từ băng và lẫn một số bụi và các thành phần hóa học khác. Mặc dù ánh sáng bị phản xạ lại từ các vành đai làm tăng độ trắng của Sao Thổ, nhưng chúng ta vẫn không thể nhìn thấy các vành đai bằng mắt thường. Năm 1610, một năm sau khi Galileo Galilei lần đầu tiên hướng kính thiên văn lên bầu trời, ông đã trở thành người đầu tiên quan sát thấy các vành đai của Sao Thổ, mặc dù Galilei không nhìn được rõ để hiểu được bản chất tự nhiên của vành đai. Năm 1655, Christiaan Huygens là người đầu tiên miêu tả chúng như một đĩa quay xung quanh Sao Thổ. Những phần đậm đặc nhất của hệ thống vành đai Sao Thổ là các Vành A và Vành B, được chia tách bởi Ranh giới Cassini (do Giovanni Domenico Cassini khám phá ra vào năm 1675). Cùng với Vành C, được khám phá vào năm 1850 và nó có đặc tính tương tự với Khoảng hở Cassini, những phần này kết hợp lại thành vành đai chính của Sao Thổ. Các vành đai chính đậm đặc hơn và chứa các hạt lớn hơn các vành đai bụi phụ. Các vành đai phụ bao gồm Vành D, mở rộng về phía trong Sao Thổ, các Vành G và E và những vành khác nằm ở bên ngoài Vành A. Những vành khuếch tán này có đặc trưng giống như bụi do chúng chứa chủ yếu các hạt kích cỡ nhỏ (thường khoảng một micrômét); thành phần hóa học của chúng, giống như vành đai chính, hầu hết là băng nước. Vành hẹp F, ngay cạnh bên ngoài Vành A, lại khó có đặc trưng phân biệt; có những phần rất đậm đặc, nhưng cũng có phần chứa chủ yếu các hạt bụi. Tuy vậy, kiệt tác nghệ thuật này cũng không tồn tại mãi mãi khi theo thời gian bị các tiểu thiên thạch công kích phá hủy và sau khoảng 100 triệu năm thì đã bị phá hủy hoàn toàn.

225 triệu năm sau Công Nguyên. Mặt trời lại hoàn tất một năm vũ trụ, và là lần thứ 21 từ khi Mặt trời được sinh ra. Một năm vũ trụ (hay còn được gọi là một năm thiên hà – galactic year được định nghĩa là khoảng thời gian Hệ mặt trời quay một vòng xung quanh trung tâm Dải Ngân Hà). Độ dài của một năm vũ trụ vào khoảng 225 đến 250 triệu năm Trái Đất. Hệ Mặt Trời hiện tại quay xung quanh tâm Dải Ngân Hà với tốc độ 230km/giây (1/1300 tốc độ ánh sáng). Nếu tính theo năm vũ trụ thì: cách đây 61 năm vũ trụ xảy ra vụ nổ lớn Big Bang, cách đây 54 năm vũ trụ Dải Ngân Hà được sinh ra, cách đây 20 năm vũ trụ Mặt trời ra đời, cách đây 18 năm vũ trụ xuất hiện đại dương trên Trái Đất, cách đây 15 năm vũ trụ bắt đầu có sự sống trên Trái Đất, cách đây 0,001 năm vũ trụ đánh dấu sự ra đời của con người hiện đại.

250 triệu năm sau công nguyên. Một siêu lục địa được thành lập trên Trái Đất. Hơn 250 triệu năm trước Công Nguyên, trên Trái Đất chỉ có một lục địa duy nhất tên là Pangaea. Sau 250 triệu năm (tức là 2015) thì siêu lục địa Pangaea này tách ra thành các lục địa con, và 250 triệu năm sau, các lục địa con này lại dính liền với nhau tạo thành một siêu lục địa mới tên là Pangeae Ultima. Lúc này Mặt trời cực kỳ nóng và sáng đến mức, trên Trái Đất chủ yếu là sa mạc.

600 triệu năm sau Công Nguyên. Nhật thực toàn phần từ thời điểm này sẽ không bao giờ xảy ra trên Trái Đất nữa. Hiện tượng nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và ta quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Nếu Mặt Trăng có quỹ đạo tròn hoàn hảo, gần hơn Trái Đất một chút, và trong cùng mặt phẳng quỹ đạo, sẽ có nhật thực toàn phần xảy ra mỗi lần trong một tháng. Tuy nhiên, quỹ đạo của Mặt Trăng nghiêng hơn 5° so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời, do vậy bóng của Mặt Trăng lúc trăng non thường không chiếu lên Trái Đất. Lý do khiến từ năm 600 triệu không còn có nhật thực toàn phần nữa: mỗi năm Mặt Trăng đi xa khỏi Trái Đất 3.8cm, tức là sau 600 triệu năm, Mặt Trăng ra xa khỏi Trái Đất 23,000km. Cộng thêm việc sau 600 triệu năm, kích thước của Mặt Trời đã tăng lên rất nhiều lần khiến Mặt Trăng không đủ khả năng che khuất Mặt Trời hoàn toàn nữa.

750 triệu năm sau công nguyên. Thiên hà lùn Sagittarius đã bị Ngân Hà của chúng ta nuốt chửng hoàn toàn. Như trong ảnh, thiên hà lùn Sagittarius giống như một thiên hà vệ tinh quay xung quanh Dải Ngân Hà và ngay từ thời điểm hiện tại (2015), Ngân Hà vẫn đang “nuốt” thiên hà lùn này từng chút một. Tuy nhiên quá trình này kéo dài đến 750 triệu năm!

Một tỷ năm sau Công Nguyên. Nhiệt độ Trái Đất trở nên quá nóng cho nước có thể tồn tại ở dạng lỏng. Mặt Trời sẽ càng ngày càng phình to ra, và tăng độ sáng khiến nhiệt độ trung bình của Trái Đất lên tới 47 độ C. Các đại dương bắt đầu bốc hơi và lượng hơi nước này trên khí quyển càng gia tăng hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ bề mặt lại tiếp tục tăng, và như một hậu quả tất yếu, nước lại bốc hơi càng mạnh. Vào thời điểm này, Sao Hỏa trở thành nơi thích hợp để sống hơn là Trái Đất.

3,8 tỷ năm sau Công Nguyên. Thiên hà Andromeda hợp nhất với Dải Ngân Hà của chúng ta thành một. Thiên hà Andromeda hiện cách Trái Đất 2,5 triệu năm ánh sáng và đang di chuyển về phía chúng ta với tốc độ 400,000km/giờ. Sau khi va vào nhau, phải mất thêm 2 tỷ năm nữa để 2 thiên hà hoàn toàn hợp nhất lại thành một thiên hà hình eclip mới.

Năm tỷ năm sau công nguyên, tức là lúc Mặt trời tròn 10 tỷ năm tuổi, nó sẽ biến thành một ngôi sao khổng lồ đỏ với bán kính lớn gấp 200 lần bán kính hiện tại. Các ngôi sao lớn hơn thường có một đặc điểm chung là chúng kết thúc cuộc đời bằng một vụ nổ sao supernova (siêu tân tinh) và để lại các ngôi sao neutron hay hố đen. Nhưng các ngôi sao có khối lượng trung bình như Mặt trời của chúng ta thì lại trải qua một quá trình thông thuờng hơn đó là lúc này nhân của mặt trời đã hết Hydro để đốt, mà chỉ còn lại Helium. Vấn đề nằm ở chỗ nhân Mặt trời lúc này không đủ đặc và nóng để có thể đốt Helium, nếu như bình thường quá trình đốt Hydro trong nhân mặt trời tạo ra áp suất đủ lớn để cân bằng với lực hấp dẫn (lực hấp dẫn là thứ giữ các loại khí nằm yên trong trung tâm mặt trời) – nhưng khi hydro bị đốt gần hết, không còn áp suất đẩy ra nữa và trọng lực sẽ nén phần Hydro còn lại thật chặt vào một khoảng không gian chật hẹp trong nhân mặt trời, nơi chứa đầy Helium. Quá trình nén này khiến cho các phần bề mặt của Mặt trời bắt đầu co giãn và không ngừng nở ra. Đó là khi Mặt trời biến thành sao khổng lồ đỏ. Tới giai đoạn này, sau khi đã sử dụng hết hydro, Mặt Trời phải đốt tiếp heli để duy trì sự tồn tại. Nó dần dần trở thành một sao khổng lồ mặc dù đã mất đi 30% khối lượng so với thời kì cực thịnh. Tiếp theo đó, Mặt Trời đi đến giai đoạn bùng nổ, phun ra xung quanh một lượng lớn vật chất dưới dạng ion hóa và plasma. Lõi của nó sẽ trở thành một sao lùn trắng. Đến năm 12 tỷ, sao lùn trắng cạn kiệt dần năng lượng, nguội đi và trở thành sao lùn đen.

Năm 100 tỷ. Siêu đám Xử Nữ hội tụ lại thành một thiên hà khổng lồ duy nhất.

Năm 1000 tỷ. Các thiên hà đang giảm đáng kể sự hình thành các sao mới do cạn kiệt nguồn dự trữ chất khí.

Vị trí của Trái Đất như tôi đã nói ở một ảnh phía trên: từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, Trái Đất nằm trong Hệ Mặt Trời, Hệ Mặt Trời nằm trong Nhóm Liên sao Địa Phương, Nhóm Liên sao nằm trong thiên hà Dải Ngân Hà, Dải Ngân Hà nằm trong Nhóm địa phương, Nhóm địa phương nằm trong Siêu đám Xử Nữ, Siêu đám Xử Nữ nằm trong Siêu đám Địa Phương, Siêu đám Địa Phương nằm trong vũ trụ ta có thể quan sát được. Đến năm 2000 tỷ sau công nguyên, nếu nhìn từ trên Trái Đất (nếu lúc này vẫn chưa bị Mặt Trời nuốt chửng), ta không thể nhìn thấy các thiên hà nằm ngoài Siêu đám Địa phương.

Năm 20,000 tỷ. Các ngôi sao lùn đỏ – những ngôi sao sống lâu nhất trong thiên hà của chúng ta cũng đang chết dần. Dải Ngân Hà trở thành một vùng tối, trống rỗng với chủ yếu là các lỗ đen.

100,000 tỷ năm sau công nguyên. Chấm dứt kỷ nguyên sao của vũ trụ.

Bảng so sánh kích cỡ của Trái Đất và Mặt trời với một số sao nổi tiếng nhất trong vũ trụ. Một ví dụ để thấy chúng ta quá nhỏ bé trên thế giới này…

Năm 10.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000 – Thời kỳ thoái hóa của vũ trụ. Sao Neutron, sao lùn trắng và lỗ đen là những gì còn sót lại duy nhất của vũ trụ.

Năm 10.000.000.000.000.000.000, 000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000 – Thời đại lỗ đen của vũ trụ. Chỉ có các lỗ đen và các hạt hạ nguyên tử vẫn còn, trong đó lỗ đen đang bốc hơi dần do bức xạ Hawking.

Năm 10 mũ 100 – thời kỳ đen tối của vũ trụ. Các lỗ đen cuối cùng còn lại đã bốc hơi.
Từ thời điểm này trở đi vũ trụ chỉ gồm các photon, neutrino, các electron và positron – không có cách nào để tương tác với nhau.

How-the-Universe-Could-End-Infographic (1)
Vũ trụ tiếp tục mở rộng mãi mãi… nhưng chủ yếu là chết.

(Theo Mann Up)